Phủ Bóng hay Cây Đa Bóng hay còn gọi là Nguyệt Du Cung . Theo truyền thuyết là công trình được làm trên nền đất cũ mà Công Chúa Liễu Hạnh hiển linh về ngắm trăng mỗi khi về thăm quê, thăm mộ phần.
“ Có khi tới tổ tiên nhà
Xe loan đạp gió thăm qua cựu phần
Cây Đa Bóng mộ Phụ Thân
La Hào đất ấy Tổ phần đã lâu
Tiên trần nào khác nhau đâu
Chẳng qua chữ hiếu ởt đầu mà thôi
Tấm lòng trời đất sáng soi
Ba đời sinh hoá, mây hồi bao dương…”
Đoạn thơ trong tập “ Cá Thiên Tam Thế Thực Lục ” do Đoàn Triển, Tổng đốc Nam Định chủ biên đã nói lên tình cảm của Liễu Hạnh Công Chúa đối với quê hương Phủ Dầy. Bà đã về thăm lại mộ phần, thăm mộ Phụ Thân, thăm mộ Tổ xứ La Hào.
Lại có quan điểm cho rằng Phủ Bóng là nơi thờ hội đồng các bóng các giá, người có căn mạng phải đến đây trình đồng như quấn “Đạo Mẫu Việt Nam ” của tiến sĩ viện trưởng Ngô Đức Thịnh chủ biên năm 1996, trang 121 có ghi: “ Phủ Bóng thờ hội đồng các bóng, các giá. Người có đồng phải trình đồng ở đây, trước khi hầu đồng trong các di tích quần thể Phủ Dầy ”.
Điều đặc biệt là Nguyệt Du Cung được Đào Chi đệ tử Hàn Lâm thi độc Hồ Hữu Du, tên tự chính là Nguyễn Mộng Thạch dâng câu đối, khắc trên đá tại lăng Thánh Mẫu:
“ Thiên Bản địa linh lưu thắng tích
Nguyệt Du thuỷ hoạt tố Tiên nguyên ”.
( Thiên Bản đất thiêng còn mãi dấu xưa nơi Thánh Ngự
Nguyệt Du nước chảy noi theo dòng dõi vị Tiên nương ).
Đền Cây Đa Bóng có hai tấm bia quí là “ Nguyệt Du từ bi kí “ và “ Nguyệt du cung bi kí ”, qui cách 0.8 x 1.3m chạm khắc long chầu phượng vũ, riềm chạm hoa sen, triện tàu cùng hoa lá cách điệu có niên hiệu Vua Bảo Đại (1929), văn bia nói việc hàng năm nhân dịp tháng tám và tháng ba kỉ niệm sinh hoá của Mẫu đều tế tại Nguyệt Du từ.
Trong Phủ còn lưu giữ đuợc chiếc trống đồng làm theo kiểu trống da có tang trống và mặt trống nhưng chất liệu bằng đồng đỏ . Đây là chiếc trống đầy đặn và hiếm thấy, khi đánh tiếng âm vang ấm áp, trên tang trống khắc hàng chữ “ Thành Thái Giáp Thìn niên (1904), Tri Phủ Nghĩa Hưng cùng vợ tiên cúng vào Nguyệt Du Cung - Tiên Hương “.
Trong đền còn có một đôi choé cổ có đường kính miệng chừng 40 cm trạm khắc chữ “ Tiên Hương Nguyệt Du Cung “ và quả chuông đồng “ Nguyệt Du Từ cung “ là những di sản văn hoá có giá trị.
Đền Cây Đa hiện nay đã được tu sửa một cách bề thế. Các ban thờ được bố đẹp và hài hoà. Các ban thờ công đồng, các quan, các cô, cậu, …Và hiện nay Phủ Bóng đựoc tu sửa nạy một cách khá đồ sộ. Chỉ trong một thời gian ngắn Phủ được xây dựng kiên cố. Đặc biệt mới xây dựng cổng Tam Quan khá bề thế, được đắp các hoạ tiết một cách tinh sảo với kĩ thuật cao…
Phủ Bóng hiện nay cũng được đông đảo các du khách về dâng hương chiêm bái. Và trở thành một di tích ngày càng quan trọng trong quần thể di tích Phủ Dầy
--------------------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỦ BÓNG
( photo : mantico's blog / date : 2008 )