Những người con của kinh thành Thăng Long đã từng chinh phục con sóng thuỷ triều bằng sức vóc, để ngày nay thành xã, thàng làng.
Theo gia phả còn lưu ở đình làng Phong Cốc, Quảng Yên, Quảng Ninh, vùng đảo Hà Nam là do thập thất Tiên Công từ làng Kim Liên của kinh thành Thăng Long về đây đắp đê lấn biển mở bờ cõi. Khi ấy, đảo Hà Nam không phải thế đất lưng tựa sơn chân đạp thủy như hiện tại mà là dải nước đầm lầy. Những người con của kinh thành Thăng Long đã ra công dồn sức tạo dựng bờ cõi và đã hình thành vùng đảo Hà Nam và cho đến giờ chính nơi này là phường, là xã của thị xã Quảng Yên.
Ngày nay, hầu hết những dòng họ Nguyễn, Lê, Vũ, Phạm, Vũ Trọng... là trong những dòng họ lớn ở đảo Hà Nam. Điều đáng nói, trong gia phả của những dòng họ nói trên đều có nguồn gốc từ Đồng Lầm xưa là ở phường Kim Hoa (nay là phường Kim Liên), huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Để tưởng nhớ công ơn các vị Tiên Công, người dân toàn xã Phong Lưu đã lập miếu thờ thập thất Tiên Công ở thôn Cẩm La để tuần rằm lễ tiết, tứ thời phụng thờ.
Phong Cốc không chỉ là mảnh đất do những người con của kinh thành Thăng Long khai mở, và cho đến hôm nay vẫn là sự gắn kết tình cảm giữa những người con ở Kim Liên và vùng đất đảo Hà Nam. Hơn thế, vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, sự giao thương từ đường sông nước, người dân đã ăn nên làm ra và đã đặt trọng công lao của bậc tiền nhân. Việc dựng một ngôi đình rộng trên diện tích chừng 600 m2 là sự kỳ công và khó tưởng không chỉ của khi ấy mà ngày nay cũng phải nể phục. Ngôi đền được dựng theo hình chữ Nhị là nơi thờ Thành Hoàng và Tứ vị Thánh Nương. Có thể nói đây là công trình kiến trúc nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên vì kèo, cột, xà và một số bộ cánh cửa chính của đình. Hàng năm, cứ dịp ra Giêng khoảng từ ngày 7 đến ngày 10 là hội đình làng rất đông vui. Dịp này không chỉ là lễ tưởng nhớ về bậc tiền nhân, bậc Tiên Công lấn biển khai mở cõi mà còn là dịp gặp gỡ, kết nối tình cảm giữa những dòng họ, những người từ Kim Liên, Hà Nội cũng tề tựu về tham dự hòa vào ngày hội đình Phong Cốc.
Bà con dân đảo Hà Nam tưng bừng rước lễ vào đình Phong Cốc
Đình Phong Cốc được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1988, ngày hội đình luôn
có nhiều đoàn khách đến tham quan, dự hội
có nhiều đoàn khách đến tham quan, dự hội
Người dân đảo Hà Nam rước lễ vật vào chầu tại đình Phong Cốc
Ngôi đình cổ kính với diện tích chiều dài tòa chính là 35m, rộng 15
Ngôi đình tọa lạc trên diện tích khoảng 600m2 với 60 hàng cột lim, hàng cột chính cao đến 7 mét
Các bô lão chuẩn bị rước lễ tại đình
Đình Phong Cốc là một trong những đình lớn và cổ nhất hiện nay ở Quảng Ninh
Các nét chạm khắc tinh xảo trên các đầu xà, mấu cột
Chạm nổi tinh vi và điêu luyện trên gỗ
Đình là kiến trúc nghệ thuật điêu khắc gỗ đặc sắc cổ của Việt Nam
Những hàng cột lim cực lớn trong đình giờ đây cũng có thể xếp hạng kiệt tác của gỗ
Hệ thống kèo cột ngoài sự chắc chắn về mộng còn có lớp khắc phủ che các khe mộng rất tinh tế
Hình lưỡng long chầu nguyệt trên nóc tạo sự uy nghi
Mái cong vút tạo sự mềm mại và thanh thoát