ĐỀN MẪU KỲ ANH

       Đền Mẫu Kỳ Anh thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu. Đây là một di tích lịch sử, đã được dựng lên cách đây trên sáu trăm năm tại xã Kỳ Ninh - Kỳ Anh - Hà Tĩnh.
          Bà Nguyễn Thị Bích Châu là một nhân thần, một nhân vật lịch sử có thật
     
         Năm 1991, Bộ VHTT đã ra quyết định công nhận và xếp hạng Đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu là Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
          Ngôi đền bà Nguyễn Thị Bích Châu là một chứng tích hùng hồn trong lịch sử Việt Nam. Chính ở nơi này, cửa biển hải khẩu, cách đây 628 năm đã xẩy ra một cuộc giao tranh giữa quân đội nước Đại Việt đời Trần với những thế lực gây hấn ở Phương Nam, khiến cho nhà trần suy thoái. Cuộc chiến đã chứng kiến một thất bại của quân đội vua nhà Trần, nhưng bù lại đã mang vào lịch sử Việt Nam một tấm gương hy sinh cao cả.

        Bà Nguyễn Thị Bích Châu là một người tài giỏi

          Bà Nguyễn Thị Bích Châu là người phụ nữ Việt Nam có công thảo ra 10 kế sách (Kê Minh Thập Sách) giữ nước dâng vua trong lúc chính sự đất nước đang suy yếu.
       - Giữ cội gốc của nước trừ hà b ạo thì lòng ng ười yên vui.
       - Giữ nếp cũ, bỏ phiền nhiễu thì kỷ cương không rối.
       - Nén chặt kẻ chuyên thần, để ngăn ngừa chính sự mọt nát.
       - Phải bớt kẻ lũng lạm, để trừ tệ khoét đục của dân.
       - Cổ động nho phong, khiến cho lửa bó đuốc với ánh mặt trời cùng soi sáng.
       - Mở đường cho người nói th ẳng, để cho cửa thành cùng với đường cùng can gián mở toang.
       - Kén quân, nên chú trọng vào dũng lực cao lớn.
       - Chọn tướng, nên cần người thao lược mà không c ăn cứ vào thế gia.
       - Khí giới quý hồ bền chắc không chuộng hình thức.
       - Trận pháp cốt cho chỉnh tề, cần chi điệu múa.

       Lịch sử về Bà Nguyễn Thị Bích Châu và sự ra đời của ngôi đền

          Chuyện kể rằng: Vua Trần Duệ Tông có một nàng cung phi là Nguyễn Thị Bích Châu. Năm 1377 sau khi lên ngôi được 4 năm, Trần Duệ Tông có ý muốn đem quân đi chinh phạt nước Chiêm Thành. Nhiều người khuyên can song vua không nghe. Bích Châu biết vua không nghe lời nói thẳng, bèn làm một bài biểu dâng lên. Nhưng bài biểu không được vua nghe. Cuối cùng bà xin vua được theo hầu, và được vua và triều đình chấp nhận.

           Duệ Tông thân chinh cất quân đánh Chiêm Thành, đạo quân của triều đình được chia làm ba cánh quân trống giong, mở cờ tiến thẳng tới biên thuỳ. Vua Trần cho quân tiến thẳng vào cửa biển Thị Nại và đóng quân ở động ỷ Mang. Năm ấy là năm Đinh Tỵ (1377).
          Cuộc hành quân và chiến đấu đã diễn ra không được thuận lợi. Cả vua Trần Duệ Tông và bà Nguyễn Thị Bích Châu đều không được trở về. Cái chết của bà Bích Châu có hai thuyết: Bà đã tự nguyện xin làm vật hiến tế, nhảy xuống sông và bà bảo vệ vua trong cuộc chiến và bị trúng tên tẩm độc mà chết. Nhưng theo thuyến nào, thì vẫn có một sự thực là Nguyễn Thị Bích Châu đã vì vua, vì nước mà hy sinh giữa cuộc hành quân, ngay ở cửa biển Kỳ Hoa.
          Triều đình đã xuống chiếu cho an táng bà tại làng Hải Khẩu, và lập thêm miếu thờ vọng tại chân núi Mũi Dòn, tức là đền Eo Bạch ở Vũng Áng ngày nay, để muôn đời hương khói. Đền Chế Thắng phu nhân đã ra đời từ đó.

          Năm 1470, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất, vua Lê Thánh Tông lại ngự giá thân chinh cất quân đi chinh phạt Chiêm Thành. 26 vạn đại quân Đ ại Việt theo đường biển thẳng về Phương Nam qua cửa biển Kỳ Hoa. Tới đây, vua Lê Thánh Tông cho quân sỹ dừng lại trú quân. Phong cảnh nơi đây thật là huyền ảo làm cho Lê Thánh Tông cảm thấy có gì là lạ, khang khác... Nhà vua bèn xuống thuyền đích thân tìm hiểu, khám phá.
        Trong lúc du ngoạn ngắm cảnh trời - đất, nhà vua phát hiện thấy có miếu thờ nằm bên bờ sông gần Cửa Khẩu. Hỏi kỹ dân địa phương, nhà vua mới biết, cách đây 100 năm, quý phi Nguyễn Thị Bích Châu cùng vua Trần Duệ Tông cất quân đi chinh phạt Chiêm Thành đã tử trận và được mai táng lập miếu thờ tại đây.
         Vua bèn cho triệu các vị bô lão, chức sắc bản xứ đến để hỏi cho minh bạch. Các vị bô lão và chức sắc bản xứ đã dâng bản sự tích Trần Triều lên Lê Thánh Tông. Vua Lê Thánh Tông xem xong khen rằng: " úng là nữ trung hào kiệt" lây nay còn khuất ẩn ở chốn này mà triều đình lãng. Sau đó, Lê Thánh Tông hạ lệnh cho soạn đồ tế lễ, đích thân ngự giá vào dâng hương và viết 4 chữ " Nữ trung hào kiệt" dán lên bài vị và nói" "Tiền triều, người là bậc cứu quốc anh hùng vì nước, vì vua mà bị vong thân, nay Ta cũng vì nước bảo toàn bờ cõi mà đi dẹp giặc, có linh thiêng thì giúp Trẫm kỳ khai dắc thắng, mã đáo thành công, khi ban sư về triều, Trẫm sẽ khởi công lập miếu thờ phong tặng".

          Đêm đó, được mộng lành, vua Lê Thánh Tông liền cho xuất quân. Khi thắng trận trở về đến đất Kỳ Hoa, vua cho quân đến trú tại Cửa Khẩu, sai quân sỹ vào rừng chặt gỗ, đào đá gọt thành từng viên, huy động thợ giỏi cùng dân chúng địa phương xây lại lăng mộ và 3 toà điện để dân chúng ngày ngày thờ phụng, hương khói. Vua Lê Thánh Tông ngự bút viết: "Chế Thắng Đ ại Vương Thượng Đ ẳng Thần" và tự mình làm một bài thơ chữ Hán đề lên vách đền.
        Tưởng nhớ vị " Nữ trung hào kiệt", các triều đại phong kiến Việt Nam đã có sắc phong Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu là " Chế Thắng phu nhân" và ngôi đền nhiều lần được nhân dân trùng tu xây dựng cho đến nay.
         Cứ đến ngày 12 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương và đạo hữu gần xa đã hành hương về đền thờ Thánh Mẫu
         Đến huyện lỵ Kỳ Anh, đi về hướng đông theo con đường liên xã, hay xuôi theo dòng sông Trí khoảng 7 - 8km, tới thôn Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh), sẽ thấy một ngôi đền cổ kính. Đó là đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, còn gọi là đền Bà H ải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
          Nguyễn Bích Châu quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định con gái đại thần Nguyễn Tướng Công một ông quan rất mực thanh liêm. Từ nhỏ được sự dạy dỗ chu đáo nên khi tr ưởng thành đ ã trở thành ng ười văn võ toàn tài. Đến năm Long Khánh thứ nhất (1373) nàng được Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Nh ưng lúc bấy giờ chế độ phong kiến nhà Trần suy vong chính sự đổ nát nhân tài không được trọng dụng, cung phi Nguyễn Thị Bích Châu bèn th ảo bản  Kê minh thập sách dâng lên nhà vua và được vua khen là thông tuệ. Năm 1377 nhà vua đem quân đi đ ánh Chiêm Thành, trước khi đi Bích Châu làm tờ biểu can ngăn nhưng vua không nghe nên nàng xin theo hộ giá. Khi quan quân nhà Trần đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn) vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem vàng ngọc tới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó l ại bất ngờ tiến đ ánh vào lúc nửa đêm. Quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua l ại bất an, Nguyễn Thị Bích Châu c ưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận và không may bị trúng tên độc sau đó từ trần. Ba ngày sau vì bệnh quá nặng nhà vua cũng băng hà, quân nhà Trần rút về kinh đ ô khi tới địa điểm Châu Hoan vì sóng to gió lớn tàu thuyền phải ghé vào vũng Ô T ôn (Vũng áng). Lúc này vua Trần Đế mới lên ngôi nghe tin liền xuống chiếu rước linh cữu nhà vua về bằng đường bộ còn linh cửu quý phi đi bằng đường biển. Sau mấy ngày thời tiết không thuận lợi triều đ ình xuống chiếu cho an táng Quý phi t ại Cửa Khẩu, bến Kỳ La huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan. N ăm 1470 trong lần đem quân đi đ ánh Chiêm Thành giành chiến thắng trở về vua Lê Thánh Tông cho quân dừng lại nơi đ ây và sai ng ười chặt gỗ, gọt đ á xây dựng ba toà điện thờ bà và sắc phong cho bà là:  Chế Thắng phu nhân

          Không gian đền Bà Nguyễn Thị Bích Châu

            Đền Bích Châu được xây dựng trên bãi đất pha cát biển rộng khoảng 4.500m2, quay về hướng đ ông nam. Phía tr ước đền, từ trái sang phải là núi Ô Tôn có đền Eo Bạch được xây dựng cuối đời Trần. Vũng áng còn gọi là " Cửa Cá" nổi tiếng với nhiều hải sản quý như tôm hùm, mực, yến sào... Núi Cao Vọng có hang nhỏ tương truyền là nơi ẩn náu của Hồ Hán Thương vào năm 1407. Sau lưng đền, xa xa là núi Bàn Độ có đầm Tiên nữ, có bàn cờ tiên, xưa là nơi có rất nhiều hươu sao. Đỉnh núi bằng phẳng giống như cái mâm vàng đặt qua biển (kim bàn đồ hải) nên có tên là núi Bàn Độ. Đền được xây dựng thời Trần chỉ có tiền miếu hậu lăng, đến năm 1470 đền có 3 toà, trải qua thời gian đền được tu sửa tôn tạo nhiều lần. Nằm trong vùng "cửa gió" nên có nh ững bộ phận đ ã bị cát vùi lấp chỉ còn một phần như hai cột nanh, cổng Tam quan. Nhân dân địa phương mở cổng phụ để đi vào đền. Toàn bộ khu di tích có thể chia thành hai khu vực:
       - Khu công trình phụ gồm cổng phụ, đường đi, cổng chính và nhà quan tả.
        - Khu công trình chính gồm hạ điện, trung điện và th ượng điện nhà tiếp khách, nhà s ắc và khu hành lang.
         Toàn bộ công trình của đền hiện tại được bao quanh bằng cát bồi lấp thành bức tường tự nhiên. Ba toà điện Hạ điện, Trung điện, Thượng điện và nhà dâng h ương là hệ thống nối liền khép kín với nhau kiến trúc theo kiểu chữ Công (I). Phía sau th ượng điện tương truyền có mộ của bà Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu.


Post Labels