Bộ Tang Hổ

nguyễn hồng
Vòng THÁI TUẾ được khởi từ Địa chi của năm tuổi.
Ví dụ người tuổi Sửu thì THÁI TUẾ được an tại cung Sửu, Thuận kim đồng hồ an theo Tam hợp là QUAN PHÙ rồi đến BẠCH HỔ, từ vị trí của BẠCH HỔ thì đối cung luôn có TANG MÔN, lại đếm Tam hợp tiếp an TUẾ PHÁ rồi ĐIẾU KHÁCH.




Hôm nay, nhân ngày TANG MÔN của người viết, kèm sưu tầm được 1 số tài liệu nên sẽ viết về TANG HỔ (hay có thể tạm coi là nói về Mẫu người TANG HỔ)

Sau một thời gian lê la chém gió vs xem tử vi theo kiểu cái bang, thì hôm nay mới chính thức viết về TANG HỔ.
  1. Ngũ hành: Tang Môn – Mộc ; Bạch Hổ - Kim
  2. Bộ phận, ý nghĩa trên cơ thể:
-          Tang Môn là bọng mắt, những người có cách mệnh Tang môn bọng mắt thường dày, cũng có người trũng sâu.
-          Bạch Hổ:
       + Nhìn chung những người có Tang Môn thủ mệnh hay Bạch hổ thủ mệnh về sau sức khỏe hay liên quan đến: hoại huyết, áp huyết cao, đau gân, đau tim, nhức xương, tê thấp, mỡ trong máu.
       + Với phụ nữ chỉ máu huyết (kinh nguyệt)
               ð  Khi nữ giới ở tình trạng khí huyết kém hay đưa đến sự đau yếu về kinh nguyệt, về tử cung, có ảnh hưởng đến sự sinh nở.
               ð  Trong trường hợp sinh nở thường hay gặp khó khăn, có thể hư thai, yếu tử cung. Khi có con thì nuôi con cũng không được mát tay, con thường hay ốm đau (nhưng cũng có cách hóa giải tùy cách cục lá số). Thêm nữa, còn mắc 1 số bệnh liên quan đến các bộ phận sinh sản như tử cung, buồng trứng…
              ð  Người Tang Hổ, dù nam hay nữ, lúc còn trẻ không có tay nuôi súc vật, phải vào trung vận thì đặc tính này mới giảm dần.
              ð  Dù Tang Hổ có đắc địa (Dần Thân Mão Dậu) thì ý nghĩa bệnh lý vẫn không thay đổi.

4. Mẫu người TANG HỔ, họ thế nào?

Chúng ta vẫn thấy những người tuy sống trong một hoàn cảnh thoải mái, một cuộc sống tương đối đầy đủ nhưng nét mặt của họ lúc nào cũng có sự tư lự, một nét suy tư nào đó, hay phảng phất trên mặt một thoáng buồn miên man như người đang ôm một nỗi niềm tâm sự sâu kín.

“Cô bé ngồi bên cửa sổ
Đôi mắt nâu trũng sâu khắc khoải
Như ấn chứa cả hố sâu nỗi buồn…”

.. đó, chính xác họ là những có cung Mệnh với Tang Môn hoặc Bạch Hổ tọa thủ, và trong bài này ta gọi chung là mẫu người Tang Hổ. Tuy được xếp vào nhóm Hao Bại tinh trong Lục bạinhưng người Tang Hổ không phải là người bất tài vô tướng theo cái ý nghĩa mà chúng ta vừa nói đến. Ngược lại, có rất nhiều người đã thành danh cũng nhờ vào hai sao Tang Hổ.

Tang Hổ đắc địa thủ mệnh là người gan dạ, cương quyết và ngay thẳng. Người Tang Hổ có đủ sự gan lì để thử thách với nghịch cảnh. Khả năng đó có thể xem như ông Trời dành riêng cho họ vì cuộc đời của những người này kể từ lúc lột lòng mẹ thì sự thử thách dành cho họ đã chờ sẵn rồi.

Người Tang Hổ thường chịu cảnh mồ côi từ lúc còn bé, nếu không thì tuổi thơ ấu cũng phài chịu cảnh xa cha mẹ, gia đình ly tán, thiếu tình thương và sự đùm bọc của cha mẹ, anh chị. Phải chăng vì vậy mà người Tang Hổ luôn có một nét buồn sâu kín trên khuôn mặt, và nét buồn này sâu đậm nhất trong khoảng thời gian của tuổi thanh xuân tức là khoảng tiền vận rồi sau đó sẽ phai nhạt dần.

Để bù trừ cho những bất hạnh đó, người có Tang Hổ đắc địa là người đa tài đa năng, đa hiệu. Tuy tính tình cương quyết và đôi khi trở thành ương ngạnh, nhưng họ là người quyền biến và có khả năng giải quyết công việc cho thích ứng với hoàn cảnh. Năng khiếu nổi bậc nhất của họ là sự suy luận và phán đoán rất sắc bén. Đó chính là yếu tố căn bản cho khả năng hùng biện cũng như khả năng thuyết phục người khác. Vì vậy, những lãnh vực về chính trị, ngoại giao và luật pháp đều là những sở trường của người Tang Hổ.

Khi Tang Hổ hãm địa thủ mệnh thì cuộc đời luôn gặp nhiều nghịch cảnh đau thương, ngang trái. Nếu không làm những ngành nghề liên quan như cảnh sát, toà án, luật sư…thì dễ vướng vàovòng tù tội và tuổi thọ cũng ngắn ngủi.

Cũng do về diện tướng, nét mặt người Tang Hổ thường u sầu, khi chưa lập gia đình thì tình duyên trắc trở, lận đận, khi có gia đình rồi lại khắc chồng khắc con, nếu gặp thêm Thiên Riêu thì mức độ hình khắc có thể thành sát phu. Cho nên nếu lập gia đình muộn cũng có thể chế giải được phần nào.

Ta có thể tóm tắt về mẫu người Tang Hổ như sau:

a. Mặt tốt:  can đảm, quả cảm, có nghị lực, tài giỏi, quyền biến, thao lược, ứng phó được với nghịch cảnh, khả năng xét đoán, lý luận giỏi, có tài hùng biện.  Thích hoạt động về chính trị, cũng như có khả năng và có thể hiển đạt về võ nghiệp, Tang Hổ là bộ sao văn võ kiêm toàn, đa năng, đa hiệu. Với Phụ nữ thì đó là những người rất đặc biệt, tự tay lập nghiệp, quán xuyến cả nội trợ và ngoại giao, vừa đắc dụng trong gia đình vừa đắc dụng ngoài xã hội.

Cặp, bộ sao tốt:  
Hổ Tấu: có khả năng diễn thuyết hùng hồn, lời lẽ lưu loát và khích động, có sức quyến rũ bằng ngôn ngữ rất sâu sắc. Nếu đi chung với các sao hùng biện khác như Lưu Hà, Khốc, Hư, Văn Xương, Văn Khúc thì tài hùng biện đạt mức quốc tế. Do đó, có ý nghĩa phụ nhưng không kém quan trọng là sự hiển đạt vì khoa cử (thi đỗ cao), về công danh (có chức phận lớn, được nhiều người biết tiếng), về khả năng tâm lý chiến (huy động quần chúng, vận động tinh thần).
Hổ Phi đồng cung (gọi là hổ mọc cánh): vui vẻ, nhanh nhẹn, tháo vác, cũng lợi ích cho việc thi cử, cầu danh, đạt quyền chức, may mắn nói chung.
Hổ, Cái, Long, Phượng (Tứ Linh): cũng rất hiển đạt về uy danh, sự nghiệp, uy tín, khoa giáp. Bộ Tứ Linh cũng chế giải được phần nào những tai họa do các hung sát tinh gây ra. Hạn Tứ Linh là cơ hội tốt cho vấn đề công danh.
Hổ Kình hay Hổ Hình đồng cung hay hợp chiếu: người có chí khí hiên ngang, có mưu lược, có tài quyền biến, rất đắc lợi về võ nghiệp và văn nghiệp.
+ Hổ ở Dần (hổ cư hổ vị): ví như cọp ở rừng núi, có thể vùng vẫy tung hoành như ý muốn. Có nghĩa như gặp được thời, gặp vận hội may mắn, có thể phát huy tài năng, đạt chức quyền cao. Vị trí này rất hợp với hai tuổi Giáp và Kỷ, thường lỗi lạc về võ nghiệp, lưu danh hậu thế. Tiếp sau đến tuổi Canh (vì tuổi canh Lộc tồn an tại Thân, Hỏa lục cục Tràng sinh an tại Dần hoặc Thổ cục/Thủy cục Tràng sinh về Thân) thì tài lộc cũng vượng không kém như Canh Ngọ (mệnh Thổ)..v.v nhưng không tốt cho Canh Thân (mệnh Mộc) vì quá vất vả lao lực – vấn đề này sẽ bàn sau). Rất độc với tuổi Bính, Mậu (nghiệm lý qua 1 ls tuổi Mậu Ngọ, đúng là Bạch Hổ ở Dần làm cho người này từ nhỏ không sau vào đại vận có Bạch Hổ thì bệnh tật liên miên không dứt..)

+ Hổ tại Mão vs Dậu: còn gọi là “tứ phương củng phục anh hùng” ý nói những người có khả năng lãnh đạo, thâu phục được anh hùng hào kiệt bốn phương.
-  tại Mão (Hổ Xuất Sơn Lâm): may mắn, thành công dễ dàng. Cung Mão thuộc phương đông, là thời gian của bình minh, là thời điểm bắt đầu của một ngày, ánh mặt trời vừa rực rỡ, biểu tượng cho một vận hội tốt đẹp đang chờ đón. Cho nên, người đắc cách này, cuộc đời thường hay gặp được những may mắn đưa đến sự thành công dễ dàng.
- tại Dậu (Hổ Khiếu Tây Phương): hai chữ Tây Phương hàm ý là “cõi Phật” Khiếu Tây Phương là hướng về phương Tây là lạy, cũng có nghĩa là có lòng hướng Phật. Người có cách này là người có tánh tình nhân hậu và thường có khuynh hướng tôn giáo mạnh mẽ. Chỉ nói riêng về lĩnh vực tâm linh, thì người Hổ Khiếu Tây Phương có phần nào giống người Tử Tham Mão Dậu.

b. Mặt xấu: ương ngạnh, ngoan cố, cứng đầu, bướng bỉnh, tính ưu tư, hay lo lắng, phiền muộn, cô độc, thích ăn chơi, ăn ngon mặc đẹp.

5. Một số tính chất khi ở các cung khác:
Phu Thê: cưới chạy tang; có tang chồng hay vợ hoặc ly thân, ly hôn; ở góa (nếu Phúc, Mệnh, Thân xấu); lấy vợ/chồng có tật, mù lòa, què gẫy mới tránh được hình khắc, chia ly
Bào: Thường mất anh chị em. Tang Hổ Trực Tuế: anh chị em bất hòa; Tang, Mã: anh chị em ly tán
Tử tức: khó sinh, sinh non ngày tháng ; sinh con khó nuôi; sinh con nhưng không nuôi được; gặp Kình, Sát: có thể không con; gặp Không, Kiếp: sát con; gặp Thai: sảy thai, con chết non - gặp Không, Kiếp, Thai: có thể phá thai, nếu thêm Hình: có mổ xẻ lúc sinh nở, con chết trong bụng mẹ, khó đẻ, phá thai.
Điền: Tang Hỏa: cháy nhà hay một phần nhà; Tang, Phục, Không, Phù: vô sản; Tang, Đào, Hồng: hưởng di sản của cô dì để lại
Tật: Bệnh tật nhiều, nhất là các bệnh kể ở trên (phần 2 bệnh lý)
Phúc: tổn thọ; gia đình không toàn vẹnư=

*** Nhập Hạn:

Tang Mã Khốc Hư hay Tang Quả Khốc Hư : có tang
Tang Hổ Bệnh Khách - Gặp Lưu Tang, Lưu Hổ, Lưu Khốc, Lưu Hư: có nhiều tang liên tiếp, có đại tang
Tang, Hình, Khách - Tang Hổ, Khốc Mã : súc vật chết vì bệnh tật
- Tang Khách Kỵ Hình: tự ải Bị ác thú cắn nếu gặp: -
+  Hổ Riêu hay Hổ Đà Kỵ Nhật
+ Hổ Đà Hình hay Hổ Khốc Riêu
Hổ ở Dần, Kiếp ở Tuất Bị kiện tụng, khẩu thiệt, ốm đau nếu gặp:
Hổ Phục - Hổ, Tuế, Phù, Phủ
Đại, Tiểu Hạn cần lưu ý xem kỹ Tang Hổ và Lưu Tang, Lưu Hổ, nếu đồng cung thì sự hung hiểm càng nhiều.    

Bonus thêm Thùy tượng, khi nói đến tang tóc lại nói đến bộ Tang môn Bạch hổ, bộ Tang Tuế Điếu = bộ Kèn, Trống, Điếu văn, trong đó Tang môn chủ có tang, Điếu khách còn mang nghĩa Điếu văn, khách đến viếng.

(Lơ thị Ngơ)




Like   Comment   

Post Labels