nguồn: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/25435-cach-dinh-huong-nghe-nghiep-theo-ly-hoc-co-truyen-phuong-dong/
Kính thưa quí vị.
Ông Lê Hưng là con trái thứ của nhà chiêm tinh gia và phong thủy nổi tiếng Thiên Lương. Ông đã gửi nhiều bài viết có giá trị học thuật cho diễn đàn lý học Đông phương. Dưới đây là một trong những bài viết của ông liên quan đến Dịch học ứng dụng để các bạn tham khảo. Nội dung bài viết về phương pháp hướng nghiệp theo Lý học Đông phương mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp ích cho anh chị em trong việc chọn cho mình một vị trí thích hợp để hành nghiệp.
================================
CÁCH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP,Ông Lê Hưng là con trái thứ của nhà chiêm tinh gia và phong thủy nổi tiếng Thiên Lương. Ông đã gửi nhiều bài viết có giá trị học thuật cho diễn đàn lý học Đông phương. Dưới đây là một trong những bài viết của ông liên quan đến Dịch học ứng dụng để các bạn tham khảo. Nội dung bài viết về phương pháp hướng nghiệp theo Lý học Đông phương mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp ích cho anh chị em trong việc chọn cho mình một vị trí thích hợp để hành nghiệp.
================================
THEO LÝ HỌC CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG
Lê Hưng VKD
I. Dịch lý Âm Dương là quá trình CHO & NHẬN: Thuyết dung thông nghiệm sinh “thiên nhân hợp nhất”, (sự sống con người luôn gắn kết & thích ứng chặt chẽ với cảnh quan xã hội và môi trường tự nhiên) của khoa lý học phương đông (Châu Á) được đúc kết từ quan niệm:- Trái đất là một “hành tinh” trong quần thể tinh hệ Thái Dương; loài người lại là chủng sinh vật ưu tú bậc cao (nhân linh ư vạn vật) cư trú trên trái đất, tất yếuphải chịu mọi chi phối của hệ thống qui luật phức hợp Thái Dương hệ, tuỳ theo vị trí không gian (thuật ngữ: địa chi) và vị trí thời gian (thuật ngữ: thiên can) mà cá nhân sinh sống … Sức sống – vitaliste của mọi sinh vật (kể cả người) trên địa cầu là một tiến trình biến đổi “siêu năng lượng” từ chỉnh thể thống nhất Thái Dương hệ (thuật ngữ: Thái cực) được chẻ đôi (nhị phân) nhiều lần đối với muôn loài – muôn vật. Nguồi “năng lượng nhị phân” ấy gồm hợp phần của hai tác động chính:
- tác động CHO (thuật ngữ: dương tán)
- tác động NHẬN (thuật ngữ: âm tụ)
Gọi chung là “Nguyên thể Thái cực, dịch động Âm Dương” (Thái Cực sinh lưỡng nghi), chủ yếu xuất phát từ nguồn năng lượng qui môi lớn (vĩ mô) của định tinh Mặt trời (thuật ngữ Thái Dương) cho đến nguồn năng lượng qui mô nhỏ của hộ tinh gần trái đất nhất là Mặt Trăng (thuật ngữ: Thái Âm). Cách vận động năng lượng của hai thiên thể quen thuộc nêu trên đối với cơ thể người, được người xưa nghiệm lý bằng hệ toạ độ “Thiên Can – Địa chi” để định lượng mật độ tương tác năng lượng Âm & Dương với mỗi bộ máy người (thông qua 4 tham số nạp âm Can – Chi: năm – tháng – ngày – giờ sinh ra đời của chủ thể) Bộ môn Linh Khu thời mệnh học (cũng quen gọi là Tử Vi đẩu số) được hình thành từ chuỗi ý tưởng nêu trên (lấy đối tượng nghiên cứu chính là Thái Dương và Thái Âm), để khảo sát sức sống (état vitaliste) nói chung và cách sống (vitalité) mỗi người nói riêng (trên cơ sở tận dụng tối ưu mọi “tiềm năng sống” - faculté virtuelle của mỗi chủ thể) sao cho thích hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội ! Nhiều thế hệ người xưa ở nước ta đã tận dụng phương pháp lý học này, để định hướng nghề nghiệp tương lai cho con cháu của mình…
II. Giới thiệu tám (08) dạng thức tiềm năng sống cổ truyền:
Trong số hơn 518.400 dạng linh khu đồ (LKĐ) của bộ môn Linh Khu thời mệnh học áp dụng chung cho nhân loại (căn cứ vào 4 thông số: năm – tháng – ngày – giờ sinh ra đời), nhóm nghiên cứu hậu TL khi khảo sát chuyên đề “cách vận hành của Thái Dương” trên 12 vị trí không gian (địa chi) và thời gian mỗi tháng (âm lịch: 29 hoặc 30 ngày), đã qui nạp được tám (08) nhóm dạng thức “tiềm năng sống” (faculté virtuelle) tổng quát về đặc trưng nhân cách tính (1):
2.1- nhóm dạng thức “Cơ – Nguyệt – Đồng – Lương”: nhóm nề nếp – qui củ, kỹ tính về chi tiết và số liệu, đảm đang quản lý sự việc …
2.2- nhóm dạng thức “Sát – Phá – Liêm – Tham – Tử - Vũ”: nhóm dấn thân, mạo hiểm từ cách nghỉ đến việc làm, biết tính toán để thu hút người khác …
2.3- nhóm dạng thức “Âm – Dương – Lương”: nhóm nghệ thuật tính, trực giác và trực cảm nhạy bén, phong phú trí tưởng tượng, quan tâm liên kết đại thể được nhiều sự kiện nhanh nhạy & lý thú…
2.4- nhóm dạng thức “Tử - Phủ - Vũ – Tướng – Liêm”: nhóm mưu trí sách lược, sắc sảo giao tiếp, lịch lãm dẫn dắt theo kế hoạch …
2.5- nhóm dạng thức “Sát – Phá – Tham”: nhóm thực dụng & phồn thực, làm theo thực tế quan sát, tự tin tiến hành nhanh chóng, xây dựng tiện nghị vật chất …
2.6- nhóm dạng thức “Phú – Tướng”: nhóm quản trị chiến thuật, đảm lược nghệ thuật điều hành vụ việc, dễ thu phục – hấp dẫn dù đối tác khó tính …
2.7- nhóm dạng thức “Cự - Nhật”: nhóm công ích xã hội, kỹ lưỡng thu thập dữ liệu, chu đáo kế hoạch, hỗ trợ & biết phòng xa …
2.8- nhóm dạng thức “Cơ – Cự - Đồng”: nhóm phản biện, khám phá tìm kiếm mới lạ, quan sát chu đáo để sáng tạo thêm điều mới mẻ …
III. Bảng tương thích nghề nghiệp theo đặc trưng tiềm năng sống:
Theo kinh nghiệm thu thập được (trong thực tế khảo sát các LKĐ) (2) của dòng họ Lê Lã – Hưng Yên, nhóm nghiên cứu hậu TL đã đúc kết bảng xếp nhóm nghề nghiệp tương thích – tương hợp với 08 nhóm đặc trưng tiềm năng sống, như sau:
IV. Bảng tìm nhanh dấu vết nhóm đặc trưng tiềm năng sống:
Trong số 12 chủ đề mô tả toàn cảnh số phận người trên LKĐ, người nghiên cứu phải chú trọng quan sát 3 cung địa chi mang chủ đề Mệnh – Quan – Tài (là một liên kết bền vững suốt cả cuộc đời mỗi cá nhân), để nhận diện đặc trưng tiềm năng sống, theo bảng định vị của dk.Thái Dương:
Thí dụ 1: khi dk Thái Dương ở cung Thìn, mà cung Mệnh – Quan – Tài cũng đóng ở tam hợp cung Thân – Tý – Thìn, thì chắc chắn (100%) thuộc dạng thức: Cự - Nhật.
Thí dụ 2: khi dk. Thái Dương ở cung Mão, mà 3 cung Mệnh – Quan – Tài đóng ở tam hợp cung Tỵ - Dậu – Sửu à thuộc dạng thức: Cơ – Cự - Đồng
Lưu ý quan trọng: cấp độ thuận lợi (hanh thông) hay khó khăn (gian truân) theo cách lượng giá của nhóm nghiên cứu hậu TL, như sau:
- Loại A (tốt nhất) là tam hạp cung Thân – Tý – Thìn
- Loại B (khá) là tam hạp cung Dần – Ngọ - Tuất
- Loại C (trung bình) là tam hạp cung Tỵ - Dậu – Sửu
- Loại D (kém) là tam hạp cung Hợi – Mão – Mùi
V. Bảng kê vị trí dk. Thái Dương trên LKĐ:
Trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho một người (theo linh khu đồ), việc quan trọng nhất là phải biết vị trí của dk. chủ đạo: Thái Dương đóng ở cung địa chi nào trên LKĐ? (qui tắc định vị dk. Thái Dương đã được dẫn giải chi tiết trong bài “Định vị dữ kiện Thái Dương trên linh khu đồ”, gồm cả bảng phụ lục 1: Đẩu Sơn ngũ hành độn pháp), nay tóm lược gọn lại theo bảng kê sau:
Định vị dk. Thái Dương (theo ngày sinh và ngũ hành cục bộ)
Thí dụ 3: sinh ngày 29 thuộc Kim cục, tra bảng ta biết ngay dk. Thái Dương ở cung Mão
Thí dụ 4: sinh ngày 12 thuộc Thuỷ cục, tra bảng ta biết ngay dk. Thái Dương ở cung Thìn
Tạm kết
Mỗi khi tìm hiểu tiềm năng sống rồi định hướng ngành nghề thích hợp, theo phương pháp luận của lý học cổ truyền phương đông, chủ thể của LKĐ cần lưu tâm 5 giai đoạn quan sát:1. Đầu tiên (bước 1) là nắm rõ vị trí 3 cung địa chi của chủ đề Mệnh – Quan – Tài trên LKĐ.
2. kế tiếp (bước 2) tìm biết ngũ hành cục bộ của chủ thể linh khu đồ (xem bảng “Đẩu Sơn ngũ hành độn pháp”) căn cứ vào vị trí cung an Mệnh và thiên can năm sinh.
3. tiếp theo (bước 3) là tìm biết vị trí dk. Thái Dương ở cung địa chi nào, tuỳ theo ngũ hành cục bộ và ngày sinh (âm lịch) của chủ thể LKĐ.
4. tiếp theo nữa (bước 4) là đối chiếu cung lưu trú của dk. Thái Dương với tam hạp cung Mệnh – Quan – Tài, để nhậh dạng được nhóm đặc trưng tiềm năng sống (xem lại mục IV)
5. sau cùng (bước 5) là xem bảng tương thích nghề nghiệp với nhóm đặc trưng (mục III) để định hướng (hoặc tư vấn hướng nghiệp) công việc tương lai …
Lê Hưng VKD
Chú thích:(1): căn cứ vào 14 dữ kiện chính yếu (dk.VIP) thuộc 2 nhóm năng lượng:- dương tán (Thái Dương) gồm 6 dữ kiện năng lượng lớn từ Mặt Trời- âm tụ (Thái Âm) gồm 8 dữ kiện năng lượng nhỏ từ Mặt Trăng(2): chưa kể các hiệu lực tương tác “tán trợ” của 114 dữ kiện thứ yếu khác (các sóng & trường điện từ của quần thể hành tinh & hộ tinh thuộc Thái Dương hệ, không kể Mặt Trời & Mặt Trăng)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn tham khảo: (sách của NXB. Tổng Hợp tp. HCM)
1. Tâm Thiền lẽ Dịch xôn xao (2008)
2. Nghiệm lý hệ điều hành Âm Dương (2010)3. Biết mình – hiểu người, hài hoà cuộc sống (2012)