Tiếp theo loạt bài về chữ Thời trong Tử vi, lão Nông muốn cùng các bạn nghiên cứu qua một chút về vấn đề nhân tướng học thể hiện qua lá tử vi. Có rất nhiều ý tưởng có thể trao đổi với nhau về vấn đề này, dựa vào đặc điểm mô tả hình dáng của các tinh đẩu, đặc biệt là các tinh đẩu nằm trong cung Mệnh, cung Thân, cung Tật của đương số để đưa ra nhận xét phù hợp, lý giải đặc điểm hình dáng nhân tướng của đối tượng.
Trên thực tế, nếu không dùng Tử vi thì người ta vẫn xem tướng được. Có cách để xem diện tướng (tướng mặt), thanh tướng (nghe tiếng nói), hình tướng (xem hình dáng thân thể) ... Vậy thì cần xét tướng học trong tử vi làm gì? Biết xem tướng trong tử vi thực sự là cần thiết, vì đôi khi, nhìn trên lá tử vi, so với nhân tướng của đối tượng, người học tử vi có thể đánh giá ngay là các thông tin đầu vào, đặc biệt là giờ sinh, đúng hay sai. Ngoài ra, kể cả trường hợp đúng thông tin ngày giờ sinh, thì nhân tướng thực của đối tượng cũng khác với nhân tướng được mô tả trên lá số theo các sách vở hiện hành. Đây là một vấn đề khá nan giải đối với nhiều người học tử vi. Sách về Tử vi nói người giữ Tử vi miếu, vượng, đắc thì “thân hình đẫy đà, cao lớn, da hồng hào, mặt đầy đặn”, thế nhưng trên thực tế, sẽ gặp trường hợp Mệnh Tử vi tại Ngọ, mà thân chủ thân hình quắt queo, mặt đen xịt, nhìn nhếch nhác như anh xe ôm, vậy thì trường hợp này lý giải như thế nào? Việc sử dụng nhân tướng học kết hợp trong Tử vi sẽ giúp có thêm công cụ xác định rõ hướng biến thiên của lá số, đồng thời giúp giải quyết một phần nào đó vấn đề trùng lá số mà số mệnh khác nhau, như bác Thiên Sứ đã từng thốt lên, "Vấn nạn của tử vi".
Toppic này lão Nông đưa lên diễn đàn hy vọng sẽ có nhiều bạn cùng tham gia.Tiếp theo loạt bài về chữ Thời trong Tử vi, lão Nông muốn cùng các bạn nghiên cứu qua một chút về vấn đề nhân tướng học thể hiện qua lá tử vi. Có rất nhiều ý tưởng có thể trao đổi với nhau về vấn đề này, dựa vào đặc điểm mô tả hình dáng của các tinh đẩu, đặc biệt là các tinh đẩu nằm trong cung Mệnh, cung Thân, cung Tật của đương số để đưa ra nhận xét phù hợp, lý giải đặc điểm hình dáng nhân tướng của đối tượng. Trên thực tế, nếu không dùng Tử vi thì người ta vẫn xem tướng được. Có cách để xem diện tướng (tướng mặt), thanh tướng (nghe tiếng nói), hình tướng (xem hình dáng thân thể) ... Vậy thì cần xét tướng học trong tử vi làm gì? Biết xem tướng trong tử vi thực sự là cần thiết, vì đôi khi, nhìn trên lá tử vi, so với nhân tướng của đối tượng, người học tử vi có thể đánh giá ngay là các thông tin đầu vào, đặc biệt là giờ sinh, đúng hay sai. Ngoài ra, kể cả trường hợp đúng thông tin ngày giờ sinh, thì nhân tướng thực của đối tượng cũng khác với nhân tướng được mô tả trên lá số theo các sách vở hiện hành. Đây là một vấn đề khá nan giải đối với nhiều người học tử vi. Sách về Tử vi nói người giữ Tử vi miếu, vượng, đắc thì “thân hình đẫy đà, cao lớn, da hồng hào, mặt đầy đặn”, thế nhưng trên thực tế, sẽ gặp trường hợp Mệnh Tử vi tại Ngọ, mà thân chủ thân hình quắt queo, mặt đen xịt, nhìn nhếch nhác như anh xe ôm, vậy thì trường hợp này lý giải như thế nào? Việc sử dụng nhân tướng học kết hợp trong Tử vi sẽ giúp có thêm công cụ xác định rõ hướng biến thiên của lá số, đồng thời giúp giải quyết một phần nào đó vấn đề trùng lá số mà số mệnh khác nhau, như bác Thiên Sứ đã từng thốt lên, "Vấn nạn của tử vi".
Hình tướng học trên khuôn mặt
Tướng học, một bộ môn cũng thật nhiều thú vị, được đúc rút ra theo kinh nghiệm của lịch sử phát triển loài người. Đi sâu vào bộ môn này là công phu nhiều thời gian.
Ở đây tôi xin trình bày đôi nét sơ bộ về hình tướng, có liên quan chặt chẽ với việc luận giải Tử Vi. Nhờ có vận dụng Tướng học, trước hết ta loại được những trường hợp nhớ sai về ngày giờ sinh. Ta chú trọng vào tướng mặt, trên khuôn mặt:
1. Đôi Tai: giữ vận từ nhỏ đến khoảng 8 tuổi, một phần là tín hiệu về Cha – Mẹ, một phần là sự thông minh, có học, giàu có…
2. Trán: giữ vận từ 8 đến khoảng 18 tuổi: sự thông minh, phúc phận… có ấn đường biểu hiện chữ Quí, tín hiệu công danh…
3. Đôi Lông Mày: giữ vận từ 18 – 28 tuổi, ở Nam mạng là nghi biểu, anh em. Còn ở Nữ mạng, giữ cung Phúc Đức, có Sơn Căn biểu hiện sức khoẻ.
4. Đôi Mắt: giữ vận hạn từ 28 – 38 tuổi: biểu hiện Hồn – Thần, nhiều tín hiệu về Cha – Mẹ, một phần về Điền Trạch; ở nam mạng về vợ; ở nữ mạng về tình duyên…
5. Mũi: giữ vận hạn từ 38 – 49 tuổi: biểu hiện chữ Phú; ở nam mạng về tiền bạc; ở nữ mạng về Chồng.
6. Lưỡng Quyền: cung vận của Mũi là 40 – 49 tuổi, biểu hiện công danh, nghề nghiệp, cùng với đường pháp lệnh, để chỉ sự thịnh đạt, nhanh, bền…
7. Miệng – Cằm (Địa Các):giữ vận từ 50 – 60 tuổi… biểu hiện về tiền bạc, ruộng vườn…chủ giữ về vận hạn cuối đời.
Chút lý luận về chữ ĐẠO trong Diện tướng
Cũng như các môn học khác, trước tiên phải nắm được ĐẠO xem tướng, có thể diễn dải sơ bộ như sau:
Đôi Tai:
Tạo Hóa sinh con người có đôi Tai: ứng dụng thì chỉ dùng để Nghe, nhưng vấn đề là phải dùng tới hai cái Tai để nghe. Như vậy ở đây ĐẠO là chỗ: bạn phải biết nghe bên phải, nghe bên trái, không được chỉ biết nghe một phía, như vậy nếu một người bẩm sinh mà bị lệch tai, tai to nhỏ…không đều, thì người biết xem tướng hiểu ngay người này thiên về tả hay hữu…Đôi tai loài người lại quay hướng về đằng trước: Đạo nói người quân tử, chân chính thì chỉ nghe những lời nói trước mặt, không nghe lời nói sau lưng… từ những tư tưởng chính của Đạo, người biết xem tướng mới xem đôi tai để một phần biết được tính cách.
Đôi Mắt, đôi lông mày, đôi lông Mi:
- Công dụng của Mắt chỉ để nhìn, nhưng để nhìn cũng dùng tới hai Mắt. Vì vậy nên cổ nhân nói có hạng người chỉ nhìn đời bằng nửa con Mắt, ý nói những người khinh bạc, không biết trọng thị xung quanh. Những người này số phận tốt xấu thế nào, được nhân quần đánh giá ra sao, chắc bạn đọc tự hiểu.- Đôi long mày, lông mi: Tạo Hóa sinh đôi lông mày, đôi lông mi để bạn bớt cao ngạo, không nên nhìn lên mà chỉ nên nhìn ngang mình, nhìn xuống… thì được bằng an.Mắt cũng đặt nhìn về phía trước: Đạo nói nên luôn luôn phấn đấu, nhìn về tương lai, cũng có ý không nên nhìn “đằng sau” chuyện đằng sau của người khác…Như vậy người có tật bẩm sinh nơi đôi mắt, thì cái nhìn nhận vè mọi chuyện của người đó tất có vấn đề…
Miệng:
Người ta có đôi tai, đôi mắt, vậy nhưng chỉ có một cái Miệng. Tuy chỉ có một nhưng công dụng lại thật nhiều: từ ăn, nói, thở… rất đa năng, làm rất nhiều việc mà lại chỉ có một mà thôi, ấy là Đạo nói: làm kiếp người thì ăn ít thôi, nói ít thôi… Tạo Hóa còn cẩn thận cho đôi môi, cho nên khi xuất ngôn thì phải mím môi suy nghĩ trước khi nói, lại cho hàm răng để che chắn mỗi khi xuất ngôn, lại cho cái lưỡi để uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Con trẻ khi sinh ra, hai tay quơ đút miệng, ấy là Tạo Hóa nhắc: làm kiếp người khó lắm, hai tay làm nuôi miệng vẫn khó khăn, cho nên phải cần cù, chịu khó, tiết kiệm… Tạo Hóa lại đặt ngay ngắn cái miệng nằm chính giữa khuôn mặt, Đạo nói: người chân chính quân tử thì xuất ngôn chính trực.
Mũi:
Con người ta cũng chỉ có một cái Mũi, Đầu mũi là nơi cao nhất trong khuôn mặt, thế nhưng người ta chỉ tự lờ mờ “nhìn” thấy đầu mũi của mình. Đấy là Tạo Hóa khuyên rằng chớ có tự phụ, chớ có tưởng Mũi mình là cao nhất, và cũng ngầm nhắc chúng ta đừng có chỉ nhìn đến trước mũi mình. Tạo Hóa cũng khiến lỗ mũi con người nấp kín đáo dưới cánh mũi, không phải hếch lên nhăn nhở như mũi anh khỉ rừng, cũng chẳng ngếch lên dại dột như lũ trâu bò, hay chĩa ra phía trước tham lam như loài chó lợn. Ấy là nhắc nhở người ta sự khôn ngoan, sự tự trọng và sự khiêm tốn.