TRẦN VIỆT SƠN (tập hợp các kinh nghiệm cổ kim)
Trong số trước mở đầu loạt bài “Nguyên tắc giải đoán lá số tử vi”, chúng tôi đã cống hiến quý bạn những “chất liệu”, “dụng cụ” để quý bạn sử dụng trong việc giải đoán. Kỳ này chúng tôi xin nêu lên nguyên tắc đầu tiên để ước tính 1 cung Mạng hay hoặc dở, tức là 1 đời người nói chung tốt hoặc xấu
Các nhà tướng số theo các sách cổ thường nêu lên 1 yếu tố lấy trong tử bình:
- Lấy can chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh rồi xét Âm Dương và xét các hành
- Cùng Dương hay cùng Âm là tốt (nhất là cùng Âm thì cuộc đời an lành, không vận hạn)
- Không được thế thì năm Âm, tháng Âm cũng được
- Năm tháng ngày giờ sinh đều có hành (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ). Nếu được năm sinh tháng, tháng sinh ngày, ngày sinh giờ là tốt. Nếu khắc nhau thì giảm kém
- Muốn xác định yếu tố đó, phải xem Vạn Niên Lịch và lại phải theo tiết khí chứ không theo tử vi. Vì phải xem Vạn Niên Lịch và theo nguyên tắc Tử Bình cho nên phức tạp. Bởi thế, nhiều cao thủ tử vi bỏ yếu tố đó và chỉ xét những yếu tố khác:
1. Mệnh Cục tương sinh hay tương khắc
2. Mệnh an tại cung Âm hay Dương
3. Chính tinh thủ Mệnh tốt hay xấu, sinh hay khắc Mệnh
4. Mệnh và Thân
5. Mệnh và Phúc Đức
6. Các trung tinh và hunh tinh quan trọng; Các vị thế chính để đoán mệnh
7. Vòng Đại hạn
Hai yếu tố đầu không xác định vào chi tiết, chỉ nêu lên sự kiện tốt hơn lên hay giảm bớt đi. Các yếu tố 3,4,5,6,7 đi vào chi tiết, cho phép xác định nhiều sự kiện trong cuộc đời về hình tướng, sức khỏe, tính tình, công danh và việc làm, thế đứng trên bậc thang xã hội
Sauk hi chúng tôi trình bày yếu tố, chúng tôi sẽ ngược trở lại để xếp đặt phép giải đoán chung
YẾU TỐ 1 : MỆNH & CỤC
- Mệnh có hành, Cục có hành
- Hành Mệnh sinh cho hành Cục : tốt nhiều
- Hành Cục sinh cho hành Mệnh : tốt vừa
- Hành Cục khắc hành Mệnh : xấu vừa
- Hành Mệnh khắc hành Cục : xấu
Như người mệnh Kim, cục Thủy được tốt vì sinh. Bị giảm hay được tốt có nghĩa là giảm đi hay tốt hơn so với những giải đoán trên lá số. Sự giảm đi hay tốt hơn không được chính xác là bao nhiêu. Ở đây còn tùy kinh nghiệm. Nhiều cao thủ tử vi không quá chú trọng yếu tố này
YẾU TỐ 2 : VỊ TRÍ CUNG MỆNH
Người ta gọi “Mệnh Dương cư Dương vị”, “Âm cư Âm vị” là tốt. Còn Mệnh Dương cư Âm vị, Âm cư Dương vị là kém tốt
- Các tuổi Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là tuổi Dương
- Các tuổi Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi là tuổi Âm
- Tuổi Dương mà Mệnh đóng ở cung Dương trên lá số là tốt
- Tuổi Âm mà Mệnh đóng ở cung Âm (tức các cung Sửu, Mão Tị, Mùi, Dậu, Hợi) là tốt
- Trái lại, tuổi Dương mà Mệnh đóng cung Âm, tuổi Âm mà mệnh đóng cung Dương là xấu
Tốt tức là tăng độ số tốt, xấu tức là giảm độ tốt
YẾU TỐ 3 : CHÍNH TINH THỦ MỆNH
Ở cung Mệnh có 1 hay 2 chính tinh thủ Mệnh chỉ về vận mạng đại cương của người (vị trí cao thấp trong xã hội), hình tướng, tính tình, có thể luôn cả sự giàu nghèo, hướng đi trong đời, nghề nghiệp…Đó là cung quan trọng nhất
Đoán Mệnh, thật ra phải kèm luôn cả các yếu tố 4,5,6,7. Nhưng chúng tôi hãy chỉ xin nêu lên các yếu tố chính tinh thủ Mệnh
Như đã ghi trong số trước, 1 chính tinh có 1 vị trí trên lá số, vị trí đó tốt giúp cho chính tinh có tất cả các hiệu lực, hay vị trí hãm khiến mất hết hiệu lực và có thể thành xấu nữa. Tùy theo vị trí, chính tinh có thể:
- Nhập miếu : tốt nhất, sang nhất, có nhiều ảnh hưởng nhất
- Vượng địa : tốt vừa, có ảnh hưởng
- Đắc địa : tốt vừa, có ảnh hưởng
- Hãm địa: tốt, bị vùi dập không ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng xấu
- Ví dụ sao Thiên Lương thuộc hành Thủy thì ở cung Thân, Dậu thuộc Kim là được tốt vì Kim sinh Thủy; ở cung Hỏa là bị khắc (vì hỏa khắc Kim). Đó là do nguyên tắc ngũ hành
Có thể làm 1 cuộc so sánh : 1 chính tinh giống như 1 ông cò trọng nhậm ở 1 địa phương : địa phương đó thuận tiên, thích hợp thì ông Cò có thực quyền (nhập miếu, đắc địa); địa phương đó xấu, gặp nhiều người to chèn ép thì ông cò sợ sệt, không có quyền (hoặc có thể kể như ông cò về hưu). Nhưng chưa phải mệnh gặp chính tinh miếu mà là được ảnh hưởng tốt, cũng không phải gặp chính tinh hảm mà là xấu. Còn phải xét Âm Dương của chính tinh nữa. Tùy theo Âm Dương mà chính tinh có thể ảnh hưởng hay không
Nếu mình tuổi Dương mà chính tinh là Dương thì chính tinh không ảnh hưởng vào mình (không khắc, cũng không sinh dưỡng tốt, kể như chính tinh trung lập đối với mình). Nhưng nếu chính tinh là Âm thì sẽ có trọn ảnh hưởng nếu nhập Miếu, vượng địa hay đắc địa, để ảnh hưởng tốt (sinh dưỡng cho Mệnh) hay xấu (khắc Mệnh)
Cụ Hoàng Hạc giải thích sự kiện Âm Dương theo Dịch Lý, cũng tương tự như các cực của 1 thanh nam châ, : cực Dương và Dương đẩy nhau, cực Âm và Âm đẩy nhau (tức không biết đến nhau, không ảnh hưởng vào nhau). Các cực Dương và cực Âm mà gặp nhau thì hút nhau tức là có ảnh hưởng vào nhau, sinh dưỡng tốt, hoặc là khắc xấu)
Như thế, về 1 chính tinh có tốt cho mình hay không cần phải xem chính tinh có vị trí tốt hay không (miếu vượng đắc hãm), chính tinh có Âm Dương để đạt ảnh hưởng vào đương số hay không, và chính tinh có hành khắc Mệnh hay sinh phò cho mệnh.
Vậy thì 1 chính tinh miếu vượng đắc địa phải có Âm Dương khác với Âm Dương của tuổi và phải có hành sinh cho hành của mệnh mới là tốt.
Ví dụ: người tuổi Mùi, tức tuổi Âm, mạng Hỏa, chính tinh ở cung Mệnh là Vũ khúc tại Sửu (miếu). Vũ khúc là Âm Kim, đồng với tuổi Âm thì Vũ khúc không có ảnh hưởng với tuổi Mùi.
Người tuổi Mão tức tuổi Âm, mạng Hỏa, chính tinh ở cung Mệnh tại Dần là Thiên Tướng (Dương Thủy). Tại Dần Thiên Tướng miếu, thuộc Dương là có ảnh hưởng với tuổi Âm, nhưng hành Thủy lại khắc mạng Hỏa. Vậy Thiên Tướng ở đây tuy là miếu nhưng lại khắc mạng
(trong kỳ sau, chúng tôi sẽ xin chiếu theo các lá số để luận về ảnh hưởng của các chính tinh trước khi xét các yếu tố 4,5,6,7)