Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang

        Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang nằm ở Thôn Đền Trắng Xã Đông Sơn.Huyện Yên Thế.Tỉnh Bắc Giang. Đền Cô Chín Thượng cách Đền Chúa Nguyệt Hồ chừng 8 km.

        Ngôi đền nằm trên đỉnh một quả đồi. Hiện nay đường lên đền đã được trải nhựa. Ô tô dễ dàng đi thẳng lên sân đền. Đây là một ngôi đền nằm giữa bạt ngàn cây xanh trên đỉnh núi tạo nên một khung cảnh  đầy chất thơ. Đây là một ngôi đền có tiếng là linh thiêng.



       Lịch sử Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang

        Đền Cô Chín Thượng trước dây chỉ có Động Sơn Trang thờ tam vị Chúa Mường và Chúa Sơn Trang và một gian thờ bằng nứa lá thờ Vua Cha Ngọc Hoàng và Cô Chín Thượng.  Đền mới được xây dựng lại vào năm 2013 và 2014. Khí đó đền đã phối thờ thêm: Chầu Lục, Tứ phủ thánh Chầu, Đức Thánh Trần Triều. Hiện nay ngôi đền đã khang trang, tố hảo rất nhiều so với trước đây.

        Bài trí ban thờ Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang

        Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang gồm có 1 nhà đại bái. Bên trái nhà đại bái là gian thờ Chúa Thượng Ngàn trong Động Sơn Trang, ngoài sân là Lầu Cậu và Lầu Cô.


Phía sau bên phải ngôi đền là khu thờ đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Cung thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế

        Trong gian đại bái, nếu nhìn từ ngoài vào gồm các cung như sau:
         - Bên trái:  Ban thờ Chầu Lục, Ban Tứ Phủ Thánh Chầu.

Ban Công Đồng

         - Chính giữa: Ban Tứ Phủ Công Đồng. Lần lượt từ trong ra gồm: Tam Tòa Thánh Mẫu, Vua Cha Ngọc Hoàng + Quan Nam Tào, Bắc Đẩu; Tam vị Chúa Mường, Ngũ Vị Tôn ông, Tứ Phủ Quan Hoàng.
Cung cấm của Đền cô Chín Thượng
         - Trong cung cấm: Thờ Cô Chín và Mẫu Cửu Trùng Thiên. Trong cung cấm phí trên là tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên và phía dưới là tượng Cô Chín. Cô Chín là hẫu cận của Mẫu Cửu Trùng Thiên nên thờ Cô Chín thường thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Đền Cô Chín Sòng Sơn trong cung cấm cũng có thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là nơi thờ chính của Mẫu Cửu Trùng Thiên.

Tượng Cô Chín Thượng trong Cung cấm

        Đây là Đền Thờ Cô Chín Thượng Ngàn hay Cô Chín Thượng Thiên

       Cô Chín vốn là tiên nữ trên thiên cung, hầu cận Mẫu Cửu Trùng Thiên và Mẫu Liễu Hạnh nên nghiễm nhiên Cô Chín thuộc về Thiên Phủ. Tuy vậy, Cô Chín được thờ tại các nơi miền núi thường được gọi là cô Chín Thượng với nghĩa Thượng Ngàn. Như vậy, Cô Chín Bắc Giang được coi là Cô Chín Thượng Ngàn
       Theo quan điểm của người viết thì Cô Chín ngự ở cả 3 ngôi: Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải Phủ.  Trong Tứ Phủ Thánh Cô chỉ có một Cô Chín mà thôi và Cô Chín hóa thân vào cả 3 ngôi: Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải phủ. Vì vậy Cô Chín Thượng Bắc Giang ở đây có thể coi là Đền Cô Chín Thượng Thiên hay Đền Cô Chín Thượng Ngàn đều được và không có gì là sai cả.
         Tại các vùng núi còn có Đền Cô Chín Tây Thiên, Đền Cô Chín Đồng Mỏ, tại vùng gần cửa biển có Đền Cô Chín Suối Rồng Đồ Sơn.
      


Post Labels