Am Ngọa Vân nằm trong khu di tích Ngọa Vân - Hồ Thiên thuộc xã Bình Khê và An Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh. Năm 2008, nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh đã phát hiện Am Ngọa Vân mới chính là nơi Trần Nhân Tông viên tịch và hóa phật chứ không phải tại Yên Tử như chúng ta lầm tưởng trước đây. Đây là một khẳng định hoàn toàn có cơ sở khoa học. Phát hiện này đã được các nhà khảo cổ chính thức công nhận trong cuộc hội thảo " Đông Triều với lịch sử nhà Trần" tháng 10/2008.
Am Ngọa Vân |
Cụm di tích này còn có đến 8 lăng mộ của các vua nhà Trần, Thái miếu nhà Trần và nhiều các di tích khác liên quan đến Trần Nhân Tông và các vua Trần. Chính vì vậy, khu tâm linh này nhanh chóng được sự quan tâm của nhà nước. Khu tâm linh này đã được nhà nước xếp hạng Di Tích Lịch sử cấp đặc biệt. Nhờ phát hiện khoa học này khu tâm linh này nhanh chóng được quy hoạch và xây dựng.
Phật Hoàng Tháp nơi lưu giũ xá lị của Phật Hoàng |
Một con đường mới, một tam quan hoành tráng, tòa Thái Miếu - nơi thờ tổ của của nhà Trần, Đền An Sinh, Chùa Ngọa Vân đã nhanh chóng được xây dựng. Các lăng mộ vua Trần nhanh chóng được quy hoạch chuẩn bị xây dựng. Một con đường nối các lăng vua Trần đã được bắt đầu được xây dựng. Một hệ thống cáp treo hoành tráng đã hoàn thiện để đưa du khách lên thăm lăng mộ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên Am Ngọa Vân và Chùa Ngọa Vân trên ngọn núi cao chót vót, quanh năm phủ sương mờ. Cái tên Ngọa Vân (Mây nằm) có lẽ bắt nguồn từ cảnh mây giăng quanh năm bao phủ ngọn núi linh thiêng này.
Những vết tích nền am ngày xửa còn lại |
Một mai thôi, nơi đây trở thành một chốn tâm linh linh thiêng đặc sắc. Về nơi đây, chúng ta không chỉ thưởng ngoạn một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, sơn thủy hữu tình và còn được chiêm bái nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn - nơi gốc của Thiền Phái Trúc Lâm nổi tiếng trong phật giáo. Nơi đây sẽ là một chốn tâm linh: Phật Thánh Vua Thần nổi tiếng mà không đâu có.
Sau khi chúng ta vào chiêm bái 8 vị vua Trần tại đền an Sinh cổ kính, linh thiêng, chúng ta đi thêm vài km nữa là đến nhà ga cáp treo. Trên ca bin chúng ta có thể được ngắm những cánh đồng xanh bát ngát với những ngôi nhà mái đỏ ấm cúng, ẩn mình dưới những tán cây xanh rì; những ngọn đồi trùng điệp ẩn mình trong sương mờ. Một không gian thiên nhiên kỳ thú.
Chùa Ngọa Sơn chênh vênh trên vách núi với một mầu vàng kiêu sa. Sau khi thắp hương ở đây chúng ta vòng qua phía sau để lên với Am Ngọa Vân.
Một không gian cổ kính nguyên sơ hiện ra trước mắt chúng ta. Mặc dù, sự thăng trầm khắc nghiệt của thời gian, Am Ngọa Vân vẫn còn đó với nhiều chứng tích về một thời vàng son, sầm uất thủa xa xưa.
Am Ngoạ Vân còn khá nhiều di tích và di vật phong phú và đa dạng. Dấu vết kiến trúc tìm thấy gồm các kè xếp nền móng, các công trình kiến trúc và đặc biệt là 2 toà tháp.
Tháp thứ nhất có tên Đoan Nghiêm Tháp, là tháp mộ của thiền sư Đức Hưng. Tháp có cấu trúc mặt bằng, hình vuông, một tầng bệ, hai tầng thân và phần chóp tháp.
Tháp thứ hai có cấu trúc tương tự tháp thứ nhất chính giữa tầng thứ 2 chạm nổi 3 chữ "Phật Hoàng Tháp". Trong lòng tháp đặt một bài vị bằng đá xanh. Bài vị ghi rõ: Tổ thứ nhất phái Trúc Lâm, vua thứ 3 triều Trần, Hoàng Đế Trần Nhân Tông. Trước mặt tháp có một tấm bia đá hình chữ nhật, được dựng vào năm Minh Mệnh thứ 21, ghi nhận đây là tháp mộ vua Trần Nhân Tông.
Phật Hoàng Tháp chính là nơi giữ xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Miếu Sơn Thần và bia ghi công tu bổ |
Bên trái Am Ngọa Vân còn di tích một miếu thờ Quan Ngũ Hổ; bên phải là Miếu thờ Sơn Thần và một bia đá khắc chữ hán với nội dung: "Trùng tu Ngoạ Vân tự được dựng vào ngày tốt tháng 12 năm Vĩnh Thuận thứ 3", mặt trước ghi chép việc trùng tu chùa Ngoạ Vân dưới thời Lê, mặt sau ghi chép về việc công đức và những quy định của nhà Lê về việc trông coi và bảo vệ di tích Ngoạ Vân và khu lăng mộ các vua Trần tại An Sinh.
Những di vật ở khu vực này phù hợp với những ghi chép trong sách "Trần triều thánh tổ các xứ địa đồ", một cuốn sách cổ ghi chép về lăng mộ các vua Trần ở Đông Triều.
Với tháp Phật Hoàng, bài vị thờ ngài trong tháp, tấm bia thời Nguyễn được vua Minh Mạng cho dựng để ghi nhớ vị trí tháp mộ Trần Nhân Tông đã khẳng định rõ Am Ngọa Vân chính là nơi mà Trúc Lâm Đại sĩ Trần Nhân Tông đã từng tu luyện và hoá Phật.
Sau khi, Trần Nhân Tông đắc đạo, Thiền sư Pháp Loa (tổ thứ hai của thiền phái Trúc Lâm) đã cho xây dựng mở mang Am Ngọa Vân..
Do thăng trầm của lịch sử và thời gian, Am Ngọa Vân bị xuống cấp nghiêm trọng. Đầu thế kỷ thứ XVIII, Thiền sư Đức Hưng đã cho tu bổ lại.
Đầu thế kỷ 20, triều đình nhà Nguyễn đã tiếp tục cho tu bổ lại lần nữa.
Trải qua 700 năm lịch sử, Am Ngọa Vân từ một am nhỏ đã trở thành Thánh Địa của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng và của Đạo Phật nói chung. Với Đạo Phật, đây được coi là chốn linh thiêng nhất. Đây được coi là chốn tổ của chốn tổ.
Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi. Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị – xã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành. Năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt huy động 50 vạn người tấn công Đại Việt. Quân dân Đại Việt ban đầu gặp nhiều tổn thất; nhưng dưới sự chỉ huy của vua Nhân Tông, thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, người Việt đã dần dần xoay chuyền tình thế và đánh bật quân Nguyên về nước. Sau đó, 2 vua Trần và Hưng Đạo Vương tiếp tục lãnh đạo dân Việt đánh bại một cuộc xâm lược khác của Mông–Nguyên vào năm 1287.
Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự ổn định và hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng. Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ; nhưng ông vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao. Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.
Tương truyền khi Phật hoàng Trần Nhân Tông sắp băng hà, mấy ngày liền mây u ám quanh ngọn Yên Tử và đệ tử của ngài trông thấy đôi rồng chầu quanh.
Biết trước giờ viên tịch
Mùa hạ năm 1308, Phật hoàng Trần Nhân Tông (lúc này đã xuất gia từ lâu) vào núi Yên Tử bảo hết những người cư sĩ theo hầu xuống núi, chỉ để lại 10 thị giả thường theo. Ngài lên ở am Tử Tiêu trên núi Yên Tử để giảng Truyền Đăng Lục cho thị giả Pháp Loa.
Theo sách "91 thiền sư Việt Nam" của Hòa thượng Thích Thanh Từ, từ đây Trần Nhân Tông leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động và ở trong thạch động. Thị giả Pháp Loa thấy thế bèn thưa: “Tôn đức tuổi đã già yếu mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy vào ai?”. Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy”.
Vẫn theo tài liệu nói trên, ngày mùng 5 tháng 10 năm ấy, người nhà Công chúa Thiên Thụy lên núi bạch ngài rằng: “Công chúa Thiên Thụy bệnh nặng mong được thấy Tôn đức rồi chết”. Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đã đến vậy”. Ngày mùng mười ngài về đến kinh, dặn dò xong, ngày Rằm ngài trở về núi.
Phần về câu chuyện Trần Nhân Tông nói với công chúa Thiên Thụy thì sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép như sau: Năm 1308, niên hiệu Hưng Long thứ 16, ngày mồng 3 tháng 11, thượng hoàng băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử. Bấy giờ Thượng hoàng xuất gia, tu ở ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử, tự hiệu là Trúc Lâm đại sĩ. Bà chị là Thiên Thụy ốm nặng, Thượng hoàng xuống núi, tới thăm và bảo: “Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi, thấy âm phủ có hỏi thì trả lời rằng: Xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay”.
Nói xong, Thượng hoàng trở về núi, dặn dò người hầu là Pháp Loa các việc về sau, rồi bỗng nhiên ngồi mà hóa. Thiên Thụy cũng mất vào hôm đó”.
Hôm sau Bảo Sát quảy gói sang. Đi đến Doanh Tuyền thì thấy một vầng mây đen từ ngọn Ngọa Vân bay qua Lỗi sơn và hạ xuống Doanh Tuyền, nước đầy tràn lên cao mấy trượng, giây lát lại bình xuống. Lại thấy hai con rồng đầu bằng đầu ngựa, ngóc cao hơn trượng, hai con mắt như sao, chốc lát lại lặn xuống. Đêm ấy Bảo Sát nghỉ trong quán trọ dưới núi, mộng thấy điềm chẳng lành.
Ngày 21 Bảo Sát đến được am Ngọa Vân. Trông thấy Bảo Sát, Phật hoàng mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây, nhà ngươi sao đến trễ vậy? Đối với Phật pháp, ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy hỏi mau”. Kế đó ngài vì Bảo Sát mà trả lời những điểm còn hoài nghi chưa rõ. Đến đêm ngày 1 tháng 11, ngài hỏi Bảo Sát: “Hiện giờ là giờ gì?”. Bảo Sát bạch: “Giờ Tí”. Ngài nói: “Đến giờ ta đi” rồi sau đó nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch.
Sau khi Phật hoàng diệt độ, theo lời di chúc, đệ tử Pháp Loa làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình đem về kinh sư. Lại nói chuyện đưa xá lị của Phật hoàng về kinh.
Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: “Pháp Loa thiêu xác Thượng hoàng được hơn 3.000 hạt xá lỵ mang về chùa Tư Phúc ở kinh sư. Vua có ý ngờ. Các quan nhiều người xin bắt tội Pháp Loa. Hoàng thái tử Mạnh mới 9 tuổi, đứng hầu bên cạnh, chợt thấy có mấy hạt xá lỵ ở trước ngự, đưa ra cho mọi người xem, kiểm lại trong hộp, thì đã mất một số ít hạt. Vua xúc động đến phát khóc, trong lòng mới khỏi nghi ngờ".
Lịch sử Am Ngọa Vân
Tháng 8/1299, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đã dời bỏ cung Trung Quang phủ Thiên Trường (Nam Định) xuất gia vào núi Yên Tử để tu hành. Ngài lấy hiện là Hương Vân Đại Đầu Đà, xưng là Trúc Lâm Đại Sĩ. Tháng 5/1307, Ngài lên tu tập tại một am nhỏ trên đỉnh núi Ngọa Vân, tức Am Ngọa Vân bây giờ. Ngày 1/11/1308. Ngài viên tịch trong thế sư tử nằm ngay tại Am Ngọa Vân. Ngài được hỏa thiêu ngay tại Am Ngọa Vân. Tháp " Phật Hoàng Tháp" chính là nơi lưu giữ xá lị của Ngài.Từ Am Ngọa Vân nhìn xuống núi |
Sau khi, Trần Nhân Tông đắc đạo, Thiền sư Pháp Loa (tổ thứ hai của thiền phái Trúc Lâm) đã cho xây dựng mở mang Am Ngọa Vân..
Do thăng trầm của lịch sử và thời gian, Am Ngọa Vân bị xuống cấp nghiêm trọng. Đầu thế kỷ thứ XVIII, Thiền sư Đức Hưng đã cho tu bổ lại.
Đầu thế kỷ 20, triều đình nhà Nguyễn đã tiếp tục cho tu bổ lại lần nữa.
Trải qua 700 năm lịch sử, Am Ngọa Vân từ một am nhỏ đã trở thành Thánh Địa của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng và của Đạo Phật nói chung. Với Đạo Phật, đây được coi là chốn linh thiêng nhất. Đây được coi là chốn tổ của chốn tổ.
Tóm tắt lịch sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Phật Hoàng Trần Nhân Tông, sinh năm 1258. Ngài là vị hoàng đế thứ ba của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ 13, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng đất nước.Tam Quan vào khu di tích Đền An Sinh, vua Trần và Ngọa Vân |
Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi. Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị – xã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành. Năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt huy động 50 vạn người tấn công Đại Việt. Quân dân Đại Việt ban đầu gặp nhiều tổn thất; nhưng dưới sự chỉ huy của vua Nhân Tông, thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, người Việt đã dần dần xoay chuyền tình thế và đánh bật quân Nguyên về nước. Sau đó, 2 vua Trần và Hưng Đạo Vương tiếp tục lãnh đạo dân Việt đánh bại một cuộc xâm lược khác của Mông–Nguyên vào năm 1287.
Đền An Sinh thờ 8 vị vua Trần |
Chuyện ly kỳ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông sắp băng hà
Đây là câu chuyện được đăng trên báo Kiến Thức:Tương truyền khi Phật hoàng Trần Nhân Tông sắp băng hà, mấy ngày liền mây u ám quanh ngọn Yên Tử và đệ tử của ngài trông thấy đôi rồng chầu quanh.
Biết trước giờ viên tịch
Mùa hạ năm 1308, Phật hoàng Trần Nhân Tông (lúc này đã xuất gia từ lâu) vào núi Yên Tử bảo hết những người cư sĩ theo hầu xuống núi, chỉ để lại 10 thị giả thường theo. Ngài lên ở am Tử Tiêu trên núi Yên Tử để giảng Truyền Đăng Lục cho thị giả Pháp Loa.
Đường lên Chùa Ngọa Vân trên đỉnh núi Ngọa Vân đang được xây dựng |
Theo sách "91 thiền sư Việt Nam" của Hòa thượng Thích Thanh Từ, từ đây Trần Nhân Tông leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động và ở trong thạch động. Thị giả Pháp Loa thấy thế bèn thưa: “Tôn đức tuổi đã già yếu mà xông pha trong sương tuyết, lỡ có bề gì thì mạng mạch Phật pháp trông cậy vào ai?”. Ngài bảo: “Ta thời tiết đã đến, muốn tạo cái kế lâu dài vậy”.
Vẫn theo tài liệu nói trên, ngày mùng 5 tháng 10 năm ấy, người nhà Công chúa Thiên Thụy lên núi bạch ngài rằng: “Công chúa Thiên Thụy bệnh nặng mong được thấy Tôn đức rồi chết”. Ngài bùi ngùi bảo: “Thời tiết đã đến vậy”. Ngày mùng mười ngài về đến kinh, dặn dò xong, ngày Rằm ngài trở về núi.
Ga cáp treo lên Chùa Ngọa Vân và Am Ngoại Vân |
Phần về câu chuyện Trần Nhân Tông nói với công chúa Thiên Thụy thì sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép như sau: Năm 1308, niên hiệu Hưng Long thứ 16, ngày mồng 3 tháng 11, thượng hoàng băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử. Bấy giờ Thượng hoàng xuất gia, tu ở ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử, tự hiệu là Trúc Lâm đại sĩ. Bà chị là Thiên Thụy ốm nặng, Thượng hoàng xuống núi, tới thăm và bảo: “Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi, thấy âm phủ có hỏi thì trả lời rằng: Xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay”.
Nói xong, Thượng hoàng trở về núi, dặn dò người hầu là Pháp Loa các việc về sau, rồi bỗng nhiên ngồi mà hóa. Thiên Thụy cũng mất vào hôm đó”.
Những sự kiện linh ứng
Theo sách của Hòa thượng Thích Thanh Từ, ngày 19 Phật hoàng Trần Nhân Tông về tới núi Yên Tử. Ngài bèn sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu gọi đệ tử Bảo Sát đến gấp.Hôm sau Bảo Sát quảy gói sang. Đi đến Doanh Tuyền thì thấy một vầng mây đen từ ngọn Ngọa Vân bay qua Lỗi sơn và hạ xuống Doanh Tuyền, nước đầy tràn lên cao mấy trượng, giây lát lại bình xuống. Lại thấy hai con rồng đầu bằng đầu ngựa, ngóc cao hơn trượng, hai con mắt như sao, chốc lát lại lặn xuống. Đêm ấy Bảo Sát nghỉ trong quán trọ dưới núi, mộng thấy điềm chẳng lành.
Thái Miếu nhà Trần đang được xây dựng |
Ngày 21 Bảo Sát đến được am Ngọa Vân. Trông thấy Bảo Sát, Phật hoàng mỉm cười bảo: “Ta sắp đi đây, nhà ngươi sao đến trễ vậy? Đối với Phật pháp, ngươi có chỗ nào chưa rõ hãy hỏi mau”. Kế đó ngài vì Bảo Sát mà trả lời những điểm còn hoài nghi chưa rõ. Đến đêm ngày 1 tháng 11, ngài hỏi Bảo Sát: “Hiện giờ là giờ gì?”. Bảo Sát bạch: “Giờ Tí”. Ngài nói: “Đến giờ ta đi” rồi sau đó nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch.
Sau khi Phật hoàng diệt độ, theo lời di chúc, đệ tử Pháp Loa làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình đem về kinh sư. Lại nói chuyện đưa xá lị của Phật hoàng về kinh.
Lăng mộ vua Trần Hiến Tông trong khu di tích |
Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: “Pháp Loa thiêu xác Thượng hoàng được hơn 3.000 hạt xá lỵ mang về chùa Tư Phúc ở kinh sư. Vua có ý ngờ. Các quan nhiều người xin bắt tội Pháp Loa. Hoàng thái tử Mạnh mới 9 tuổi, đứng hầu bên cạnh, chợt thấy có mấy hạt xá lỵ ở trước ngự, đưa ra cho mọi người xem, kiểm lại trong hộp, thì đã mất một số ít hạt. Vua xúc động đến phát khóc, trong lòng mới khỏi nghi ngờ".