Trong tín ngưỡng Tứ phủ chúng ta thường nghe các thuật ngữ: Lên đồng, Hầu đồng, đồng Thầy, Thanh Đồng, đồng tân, đồng cựu….
Chúng ta tìm hiểu từ khái niệm cơ bản nhất là chữ Đồng nhé.
ĐỒNG: Trong Hán nôm chữ ĐỒNG có nghĩa: Nô tì, nô bộc = người phụng sự, người làm việc, hầu cận cho một ai đó. Vậy Đồng phụng sự cho ai ? đó chính là Thánh Mẫu và các vị Thánh khác trong Công đồng tứ phủ. Nam giới gọi là cậu đồng, ông đồng, nữ giới gọi là cô đồng, bà đồng.
LÊN ĐỒNG, HẦU ĐỒNG: Là việc phụng sự các vị Thánh trong tứ phủ, để các vị đó ốp vào làm việc.
ĐỒNG CỐT: Cốt là xác, đồng là phụng sự. Đồng cốt nghĩa là khi hầu thánh người hầu đồng chỉ là cái xác do nhà Thánh điều khiển.
ĐỒNG ÂM: Là những Thanh đồng được lựa chọn trực tiếp làm theo sự chỉ dạy của bề trên.
TÂN ĐỒNG: Là những người phụng sự phật thánh trong nghi lễ Hầu đồng, Tân đồng là người mới bước vào lĩnh vực này. Sau thời gian 3 năm theo Thầy, người đệ tử ( Tân Đồng ) mới được coi là một người lính của Thánh đạo ( 3 năm thành lính ).
ĐỒNG THÁNH: Sau thời gian 6 năm kế tiếp người đó mới được coi là một đồng Thánh ( bóng hình của một vị Thánh ). ( 9 năm thành đồng ).
THANH ĐỒNG: sau khi tròn 12 năm tu tâm sửa tính, ăn ở Thánh thiện làm việc phúc đức thì người đó mới được coi là một Thanh Đồng, ( là người Thanh cao Thánh thiện - đồng dạng bóng hình của các vị Thánh được chăm họ tôn thờ ).
ĐỒNG CỰU: Là những người phụng sự phật thánh trong nghi lễ Hầu đồng, nhưng Đồng cựu làm việc một thời gian lâu và có kinh nghiệm.
ĐỒNG THẦY: Là những người phụng sự phật thánh trong nghi lễ Hầu đồng, nhưng Đồng thầy là bậc thầy so với những người khác, có trình độ và quyền hạn cao hơn những Đồng thông thường. Đồng thầy là người có vị trí quan trọng nhất trong hành lễ Tứ phủ, với vai trò quan trọng như vậy nên đồng thầy bắt buộc phải là chủ của một Điện thờ tứ phủ. Đồng thầy là người được bề trên giao nhiệm vụ soi căn nối quả, vậy nên đồng bói đồng pháp không được giao nhiệm vụ soi căn nối quả thì không được là đồng thầy.
THỦ NHANG: Thủ nhang hay còn gọi là Thủ nhang đồng đền là người đứng đầu và có quyền quản lý một Đền hay Phủ, Điện Thờ. Thủ Nhang có thể là chủ sở hữu nơi thờ tự có thể không, Thủ nhang có thể là Đồng thầy có thể không.
( Xem thêm tại Page Đạo Mẫu )