Vụ đào trộm hài cốt trinh nữ bị sét đánh và những cuộc báo oán rùng rợn
Không ai rõ S. dùng bộ xương ấy làm gì? Nhưng có một điều là S. phất lên nhanh chóng như diều gặp gió, tiền vào như nước.
Có tiền, gã lập công ty, quen được toàn sếp lớn, nhận thi công nhiều dự án lớn ở tỉnh Lai Châu (cũ). Có điều, sau đó, gã đã bị bắt vì tội tham ô, đút lót, biển thủ công quỹ và nhận án tù chung thân.
Những người tham gia đào quật mộ trộm xương, kẻ thì chết thảm, người thì liên tiếp gặp tai họa, sống dở, chết dở. Dân thành phố Điện Biên bảo: “Hồn trinh nữ L. đã báo oán”.
Kỳ bí bàn tay người chết vì sét đánh
Chuyện xảy ra vào một chiều mùa hạ năm 1983. Hôm ấy trời mưa to, gió lớn, sấm đùng đoàng, chớp giật liên hồi. Cô y tá trẻ Vũ Thị L. trên đường đạp xe từ trạm y tế về nhà, vừa đạp xe, vừa vuốt nước mưa quất vào mặt.
Đến trước sân bay Mường Thanh thì cô bị sét đánh trúng. Một luồng điện sáng lòa phóng xuống đất, kèm tiếng nổ long trời. Cô chết bất đắc kỳ tử, nằm co quắp. Da cháy đen thui, mùi thịt cháy khét lẹt.
Được biết, L. quê ở Tuyên Quang. Cô lên vùng đất tận cùng Tây Bắc học Trường Trung cấp Y tỉnh Lai Châu (khi đó chưa tách tỉnh thành Điện Biên và Lai Châu).
Học xong, cô về công tác ở huyện Điện Biên, cách thành phố không xa. Do đường sá xa xôi cách trở, thời điểm năm 1983 đi lại vô cùng khó khăn, cha mẹ cô lại nghèo túng nên không có điều kiện đưa xác cô về quê.
Gia đình đã xin phép chính quyền, chôn cô ở Nghĩa địa Hòa Bình, xã Noong Bua, rồi cắt cử người thay nhau trông nom mộ ngày đêm. Bởi xưa nay, dân gian vẫn đồn thổi hàng ngàn câu chuyện ly kỳ, huyền hoặc về số phận của những ngôi mộ chôn những người bị sét đánh.
Đường vào nghĩa địa Noong Bua
Người ta bảo rằng, những tên đạo chích thường rình rập đào trộm mộ để chặt lấy cánh tay của người bị sét đánh làm “bảo bối” hành nghề. Kẻ nào có được cánh tay đó còn hơn bắt được vàng.
Trước khi hành sự, chúng chỉ việc đặt bàn tay đó lên bàn thờ khấn. Bàn tay chỉ về hướng nào thì đi ăn trộm hướng đó.
Mang theo bàn tay của người bị sét đánh, chúng có phép tàng hình như Tôn Ngộ Không, không ai nhìn thấy được, cứ thế vô tư ra vào nhà đối tượng như chỗ không người.
Thậm chí, nếu chủ nhà chẳng may phát hiện thì chỉ việc huơ huơ bàn tay trước mặt, chủ nhà sẽ bị cấm khẩu, đứng im bất động cho trộm khoắng hết đồ đạc.
Lại có tin đồn, xương ức của người bị sét đánh có thể làm bùa hộ mệnh cho những kẻ trộm cắp. Khi đeo vào cổ có thể trị tà ma, đi đêm khuya sẽ tránh được gió độc.
Thậm chí, có tin đồn rằng, nếu lấy được xương bánh chè, xương tay hoặc chân của người bị sét đánh mài ra sắc uống sẽ chữa được nhiều bệnh nan y, đặc biệt người điên uống nước này bệnh điên sẽ dứt ngay tức khắc.
Một số người chuyên nghiên cứu về mật tông thì khẽ khàng giải thích, giọng âm u, bí hiểm: Các pháp sư người Thái Lan chuyên sử dụng xương người bị sét đánh để luyện bùa. Bởi những người bị sét đánh đều bị chết bất đắc kỳ tử.
Pháp sư nào có một bộ xương bị sét đánh thì chẳng khác gì sở hữu một kho báu
Họ chết oan ức nên linh hồn của họ không siêu thoát được mà cứ luẩn quẩn ở nhân gian. Các pháp sư cao tay là những người giỏi dùng thuật để sai khiến các oan hồn, bắt oan hồn làm nô lệ, tay sai cho họ.
Oan hồn bị sét đánh cứ quẩn quanh ở bộ xương, nên các pháp sư dùng bộ xương bị sét đánh đó để giam hãm các oan hồn và sai khiến oan hồn làm việc cho họ.
Từ những việc đơn giản như chữa bệnh, truyền năng lượng cho người yếu, đến bắt ma cho các bệnh nhân tâm thần, thậm chí là làm cho người khác phát điên hoặc chết bất đắc kỳ tử.
Thế nên, pháp sư nào có một bộ xương bị sét đánh thì chẳng khác gì sở hữu một kho báu, hay một lưỡi tầm sét, không chỉ nâng cao vị thế, uy tín trong giới pháp sư mà còn có thể kiếm tiền như nước.
Vì lẽ đó, giới pháp sư không tiếc tiền để sưu tập cho được những bộ xương bị sét đánh. Càng sở hữu được nhiều bộ xương, sai khiến được nhiều oan hồn thì năng lực của họ càng mạnh.
Chính vì thế, từ xa xưa, hễ có người bị sét đánh là người thân đào sâu chôn chặt, rồi đổ bê tông phủ kín quan tài để bọn trộm không đào phá được.
Hễ có người bị sét đánh là người thân đổ bê tông phủ kín quan tài để bọn trộm không đào phá được
Nhiều gia đình còn cẩn thận kéo điện ra mộ trông ngày, trông đêm. Thậm chí, họ chôn luôn người thân trong vườn nhà để tiện bề trông nom. Người ta tin rằng, người nào bị sét đánh không phải là người bình thường.
Người đó có thể bị ma nhập nên khi gặp sấm sét đã bị đánh. Khi chết đi, luồng điện đó vẫn còn trong người, họ có điều gì đó rất linh thiêng. Đó là điều bọn trộm muốn lấy.
Nhưng khi qua 100 ngày, nguồn điện năng do sét đánh sẽ bị trung hòa dưới lòng đất, năng lượng không còn tích tụ trong xương nữa nên bộ xương vô giá trị.
Vì thế, chỉ cần trông nom qua thời gian này, gia đình có thể yên tâm, không bị bất cứ kẻ xấu nào đến quấy phá mồ mả nữa.
Thế nhưng, chẳng ai có thể ngờ, cô y tá chết thảm tên L. ấy đã chôn 4 năm ở nghĩa địa Noong Bua rồi mà vẫn bị đám người cuồng tín, mê muội đào mồ cuốc mả để trộm cốt.
Nỗi sợ hãi của bà vợ người phu phá mộ
Nghĩa địa Noong Bua, nơi từng chôn cất thi thể của cô y tá xấu số Vũ Thị L. nằm bên rìa thành phố Điện Biên, trên một quả đồi rậm rịt cây cỏ, bao quanh bởi những bụi bương thân vạm vỡ, cao ngút ngàn.
Vị trí từng có mộ cô gái Vũ Thị L.
Ông Đoàn Văn D., ở phường Noong Bua, cách nghĩa địa chừng 500 mét thôi là một trong bốn người đào phá mộ cô L.
Ông D. đi vắng, bà vợ ông D. kể cho chúng tôi nghe về những hiện tượng lạ lùng xảy ra trong gia đình bà suốt 30 năm qua. Bà kể chậm rãi, rành rọt nhưng ánh mắt vẫn ánh lên vẻ sợ hãi.
“Hồi ông nhà tôi đào mộ cô L., tôi hoàn toàn không biết gì vì ông ấy giấu. Thế nhưng, chỉ sau đó ít hôm, những sự lạ liên tiếp xảy đến với tôi.
Tôi vẫn nhớ như in, lần đầu tiên, sau hôm ông nhà tôi tham gia quật mộ vài ngày, khi tôi đang nằm trên võng ngủ ở gốc cây hồng xiêm.
Vừa thiêm thiếp ngủ thì tôi thấy một thiếu nữ trần truồng, da cháy đen, chân và tay gác vào cành cây, người như cái võng đưa đẩy thõng thẹo trước mặt.
Vừa thiêm thiếp ngủ thì bà L. thấy một thiếu nữ trần truồng, da cháy đen
Tôi cố kêu lên nhưng không sao kêu được, cố vùng dậy thoát khỏi chiếc võng mà chân tay không sao cựa nổi. Phải một lúc sau, tôi mới hét lên được, rồi lăn bịch xuống đất. Lồm cồm ngồi dậy thì thiếu nữ ấy biến mất.
Hoảng hồn quá, tôi chạy vào nhà, kể cho nhà tôi nghe. Nghe xong, mặt ông ấy tái xám, mồ hôi toát ra như tắm. Nghi ngờ ông ấy làm chuyện gì khuất tất, tôi cố truy vấn.
Mãi sau, ông ấy mới kể lại chuyện có người thuê ông ấy đào mộ cô L. bị sét đánh chết lấy trộm cốt. Tôi nghe xong mà rụng rời tay chân. Hãi hùng quá.
Ngay buổi tối hôm đó, tôi đã mời thầy về nhà làm lễ cúng linh đình. Chưa yên tâm, tôi mời thầy ra tận khu đất có mộ cô gái xấu số để cúng bái, làm lễ siêu thoát cho cô ấy, cầu xin cô ấy tha tội.
Vậy mà oan hồn của cô gái xấu số đó cứ ám lấy cuộc sống của tôi cho mãi đến bây giờ”.
Nhấp một ngụm trà, bà D. kể tiếp, giọng run run: “Nằm mơ thấy thiếu nữ lạ mặt đến nhà tuần trước thì tuần sau, tôi phát hiện có con rắn to bằng cổ tay, đen sì ở trong nhà.
Sau khi mơ thấy cô gái, bà L. phát hiện có con rắn to bằng cổ tay, đen sì ở trong nhà
Tôi sợ quá nhưng không dám đánh. Bởi kể từ hôm làm lễ sám hồi, cầu siêu cho cô L., bất kỳ con vật nào lạc vào nhà, từ con ong, con bướm, con chim, tôi đều nghĩ đó là oan hồn cô L. tìm đến, nên tôi đều không dám giết hại.
Nhưng chim chóc trong nhà còn được, chứ con rắn to bằng cổ tay ở trong nhà thì nguy hiểm quá, nhỡ nó đớp cho cái thì toi mạng.
Nghĩ thế, tôi thắp hương, lầm rầm khấn vái: “Xin cô L. tha mạng, không biến thành rắn để hành gia đình nữa”. Khấn xong, tôi lấy cây gậy đuổi rắn. Thế nhưng, con rắn cứ ngỏng đầu nhìn tôi chằm chặp, không chịu đi. Hai mắt nó vằn đỏ.
Tôi đặt cây gậy cạnh nó, tức thì con rắn bò lên cây gậy, rồi quấn chặt. Tôi đem cây gậy ấy ra nghĩa địa Noong Bua, cách nhà đến 500 mét rồi thả cả gậy lẫn rắn ở đó.
Ấy thế nhưng, khi vừa về đến nhà, tôi đã lại thấy con rắn ở trong nhà. Lần này, tôi tin chắc 100% đó là cô L., lại thấy con rắn cũng hiền lành nên không xua đuổi nữa.
Tôi đặt cây gậy cho con rắn bám vào rồi chọc gậy lên cửa sổ. Con rắn bò lên chấn song, rồi quấn thân yên vị ở đấy suốt mấy ngày.
Ngày nào, tôi cũng ra quan sát rắn, rồi nói chuyện với nó, như thể nói chuyện với cô L. Suốt mấy ngày, tôi cúng khấn chu đáo. Vài hôm thì con rắn biến mất, không thấy quay lại nữa”.
Vào một hôm cả Tây Bắc mưa to gió lớn, nhiều nơi ngập lụt. Bà D. dậy sớm nấu nướng thì thấy con rùa lạ, to bằng miệng bát con nằm ở thềm nhà, chính giữa cửa ra vào.
Vào một hôm cả Tây Bắc mưa to gió lớn, bà D. dậy sớm thì thấy con rùa lạ
Nếu con rùa lạc vào nhà khác, ngay tức khắc sẽ biến thành món rùa rang muối, nhưng vào nhà bà, thì bà nhất nhất tin đó là cô L.
Bà cúng khấn, nói chuyện với cô L. một hồi, rồi đem “cô” thả ở một cái đìa cách nhà mấy trăm mét. Điều kinh dị xảy ra là bà thả buổi sáng thì buổi chiều, lại thấy đúng con rùa đó nằm trước hiên nhà.
Tin đó là cô L. hóa thành nên bà không xua đuổi con rùa nữa, mặc kệ nó ở trong nhà. Đến bữa, bà đi ngắt rau cỏ, bắt dế, cá, tôm cho rùa ăn. Hàng ngày, bà cúng khấn cầu siêu cho oan hồn cô L. Vài ngày sau, thì con rùa biến đâu mất.
Sau khi kể hàng loạt chuyện ma mị kỳ lạ liên quan đến gia đình mình, bà D. thở dài bảo: “Suy cho cùng, ông nhà tôi cũng chỉ là phận làm thuê, chuyên nghề bốc mộ, chứ có định trộm xương cốt ai đâu, mà phải gánh chịu điều tiếng ghê thế chứ?
Người ta đồn ông nhà tôi được nhiều vàng bạc, đô la lắm, nên mới đi trộm mộ. Khổ. Nói thế là oan cho nhà tôi quá”.
Một lát sau, bà liền điện thoại gọi ông D. về. Ông D. bảo: “Đời tôi đã phạm sai lầm lớn là tham gia quật mồ trộm mả của cô gái trẻ đáng thương, nên bị báo oán nhiều lắm.
Tôi cũng chỉ là nạn nhân trong vụ đó mà thôi, chứ nếu tôi là chủ trò, thì giờ làm gì mà còn sống ngồi đây kể chuyện cho anh nữa. Tất cả những người tham gia đào mộ, đều đã bị nhân quả báo ứng, đã chết hết rồi.
Ai không chết, thì gia cảnh cũng thảm lắm. Tôi bị nhẹ nhất là cháy hết nhà cửa, nhưng mạng sống vẫn còn, và ơn giời, là con cái không bị ảnh hưởng gì”.
Câu chuyện của nhóm trộm mộ cô gái xấu số bị sét đánh, trong đêm tối giữa nghĩa địa hoang vắng không một bóng người, được ông Đoàn Văn D. kể lại, dù đã xảy ra gần 30 năm nhưng vẫn khiến người nghe rùng mình sợ hãi.
Cuộc đào trộm mộ rùng rợn, ám ảnh
Ông D. vốn là một quân nhân. Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, ông làm công nhân tại Nông trường Điện Biên, rồi lập gia đình. Nhà ông nằm gần Bệnh viện Nhân dân.
Thỉnh thoảng, bệnh viện lại tiếp nhận những người chết do tai nạn rùng rợn mà không có người nhận.
Biết ông là người bạo gan nên cán bộ bệnh viện thường thuê ông chôn cất những tử thi xấu số ấy trên một quả đồi ngay phía sau bệnh viện. Ông D. coi đó là việc làm thêm kiếm chút tiền nuôi con.
Một thời gian sau, thấy địa thế quả đồi đẹp, rộng rãi, người dân quanh vùng cũng đào mộ chôn người thân ở đó nên quả đồi biến thành nghĩa địa lớn gọi là nghĩa địa Hòa Bình hoặc nghĩa địa Noong Bua.
Từ đó, ông D. chuyển hẳn sang hành nghề bốc mộ, sang cát. Công việc tuy vất vả, độc hại nhưng được cái có đồng ra đồng vào. Vào dịp Đông chí, ông làm không hết việc. Có đêm, mình ông bốc 2-3 mộ. Tiền kiếm được nên ông làm rất hăng say.
Cho đến một ngày cuối thu năm 1987. Ông D. sang nhà hàng xóm tên Chu Minh C. chơi. Hai người đang ngồi uống nước chè, chơi cờ tướng thì ông Trần Văn Đ. và Nguyễn Văn T. ở xã bên kéo đến.
Ông Đ. nhìn trước nhìn sau xem có ai không rồi ghé tai ông D., ông C. thì thầm: “Tôi có vụ làm ăn này hay lắm. Hai ông có muốn tham gia không? Chỉ mất nửa buổi thôi. Tiền công 500.000 đồng”.
Vừa nghe nói đến số tiền 500.000 đồng, cả hai ông D. và C. đều mắt sáng lên, vội vàng buông cả bàn cờ, hỏi dồn ông Đ. giọng háo hức: “Vụ gì thế? Ông nói ngay đi”.
Thời điểm đó, nhà ông D. rất nghèo. Hai ông bà làm việc quần quật mà cái ăn, cái mặc chẳng đủ, đàn con nheo nhóc, quanh năm đói rách. 500.000 đồng lúc ấy lớn lắm, giá trị bằng mấy tấn thóc.
Ông Đ. giơ tay lên miệng khẽ “suỵt” ra hiệu mọi người nói nhỏ rồi ông nhòm trước, ngó sau một hồi như rình bắt gián điệp. Biết chắc không có ai nghe trộm, ông mới thầm thào kể.
Cạnh chợ trung tâm Điện Biên có quán phở nhỏ. Chủ quán phở là S., vốn xuất thân làm nghề đồ tể, chuyên giết lợn cho vợ bán thịt ở chợ. Vài năm sau, kiếm một khoản kha khá, hắn mở quán phở này.
Quán tuy nhỏ nhưng khá đông khách. Vào những lúc nông nhàn, ông Đ. và ông T. vẫn đến giã giò thuê cho S. Cách đây ít hôm, trong lúc ngồi nghỉ giải lao, S. bỗng dưng lôi chuyện xương người bị sét đánh ra kể.
Hắn kể thao thao đủ thứ chuyện rùng rợn về công dụng thần bí, kỳ lạ của những bộ xương người bị sét đánh, nào là làm bùa rất hiệu nghiệm, nào là lấy may trong việc làm ăn…
Huyên thuyên chán chê một hồi, hắn ghé tai hai ông T. và Đ. bảo: “Tôi đang cần một bộ xương như thế. Hai ông thử đi tìm kiếm xem ở Lai Châu có ai bị sét đánh chết trong thời gian gần đây không. Kiếm được, tôi sẽ trả thật hậu hĩnh”.
Nghe S. nói vậy, máu tham nổi lên, ông T. và ông Đ. liền suốt ngày lần mò đi khắp hang cùng ngõ hẻm dò hỏi.
Một lần, ngồi ở quán nước chè chén vỉa hè, nghe mấy cụ cao niên ở Điện Biên kể rằng, mấy năm trước, có nghe bà Thanh Mai, là y tá ở một bệnh xá, nói có một cô gái bị sét đánh cháy đen thui.
Mộ chôn ở nghĩa địa Noong Bua, sau Bệnh viện Nhân dân. Tìm hiểu kỹ, họ nắm được thêm thông tin về tiểu sử, quê quán, gia cảnh của cô gái này. Thế là họ vội tìm đến nhà ông D. để rủ rê đào phá mộ, lấy xương cốt cô gái.
Thấy việc đi đào trộm mộ tuy thất đức nhưng lại được nhiều tiền, thiển cận nghĩ rằng, đào mộ, bốc xương là việc làm hàng ngày nên mấy người đàn ông hám tiền đã lao đi đào trộm mộ cô gái bị sét đánh
Tưởng rằng rủ rê buôn ma túy hay giết người diệt khẩu thì còn phải đắn đo suy nghĩ chứ đào mộ, bốc xương là việc làm hàng ngày, mà được những 500 ngàn đồng, bằng vài tấn thóc thì khác chi trúng số độc đắc nên vừa nghe ông T. và Đ. kể xong, ông D. và C. đã gật đầu tắp lự.
Kế hoạch xâm nhập nghĩa địa, đào mộ, lấy trộm hài cốt được cả nhóm nhanh chóng lên một cách chi tiết, tỉ mỉ, chính xác đến từng giờ, từng phút.
Và rồi, ngay buổi tối hôm ấy, thực hiện đúng kế hoạch, đúng 9 giờ 30 phút tối, nhóm 4 người đã có mặt tại nghĩa địa Hòa Bình.
Sau khi bàn bạc, nhóm cắt cử ông T. làm cảnh giới từ chân đồi. Nếu có người vào nghĩa địa, ông T. sẽ giả kêu tiếng “tắc kè” . Mọi người lập tức sẽ tắt đèn dầu, ẩn nấp.
Biết có thêm 2 người tham gia đào mộ nên tên S. đã ứng trước 20.000 đồng cùng 1kg thịt ba chỉ. Bốn người đã chia nhau mỗi người 5.000 đồng.
Miếng thịt thì cắt làm 4. Miếng to nhất dành cho ông C. vì nhà ông nghèo hơn, lại đông con, cả năm nay chúng chẳng biết đến miếng thịt. Số tiền 5.000 chia nhau, ông D. trích một phần mua hoa quả, nén hương, đem theo để làm lễ đàng hoàng.
Ông D. bày hoa quả lên nấm mộ cô Vũ Thị L. rồi thắp hương, lầm rầm khấn vái: “Cô L. ơi! Bọn anh nhà nghèo, đông con đông cái nên mới làm cái nghề đào mồ cuốc mả này.
Thằng S. nó thuê bọn anh thì anh cứ biết đưa em lên, tắm rửa cho em. Còn nó mang em đi đâu, làm gì thì anh không biết, kệ nó thôi. Có gì, em thông cảm cho anh.
Cũng vì nghèo đói mà làm liều em ạ. Em có vật thì cứ tìm thằng S., chủ quán phở ở chợ Điện Biên mà vật nó, vì nó mới là chủ mưu”.
Mộ cô Vũ Thị L. nằm trên quả đồi đá sỏi gan trâu, lại chôn sâu đến vài mét nên 3 người phải đào cật lực suốt 3 giờ đồng hồ, đến 12 giờ đêm mới thấy quan tài.
Mệt bở hơi tai nhưng họ không dám nghỉ. Người soi đèn, người hì hục mãi mới bật được nắp quan tài. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến ông D. phải nhảy vọt lên khỏi hố, nôn thốc nôn tháo. Nhưng thời gian không cho phép họ đợi chờ.
Ông C. cởi trần, nín thở, nhảy xuống quan tài. Nước trong quan tài ngập đến tận đầu gối. Ông khẽ rùng mình ớn lạnh. Ông hít một hơi thật sâu rồi sục tay xuống mò xương.
Từng mảnh, từng khúc được nhét vào chiếc túi vải ông Đ. đã chuẩn bị từ trước. Cầm chiếc đèn dầu soi gần, mọi người thấy rõ những mẩu xương của cô L. đều đen sì.
Dòng điện cực mạnh của sét đã đốt cháy cả xương của cô, khiến xương chuyển thành màu đen, không giống xương cốt của người chết bình thường.
Vớt hết xương thì trời cũng tang tảng sáng. Ông D. và ông C. giao chiếc túi vải cho ông Đ. rồi vội vã đạp xe về nhà tắm rửa. Ông Đ., sau một đêm canh chừng không ngủ, lạ kỳ thay, mặt vẫn tươi hơn hớn.
Ông chằng bao tải xương vào gác ba ga xe đạp, mang về nhà, rửa ráy xương cốt lần nữa rồi nhét xuống gầm giường. Chờ đến tối mịt, ông mang đến quán phở, cũng là nơi ở của vợ chồng S., bàn giao tận tay.
Trái với hình dung của ông, S. lạnh lùng nhận cái túi vải đầy xương, nét mặt không một chút xao động. Hắn chẳng thèm mở ra xem mà xách thẳng bao tải, vứt cạnh giếng nước, rồi bảo ông Đ. “về đi”.
Lão S. vin vào cớ bộ xương của cô L. bị sét đánh mà ông S. và mấy người khác phải vất vả đào trộm lên thiếu xương bánh chè nên vùng vằng không thanh toán
Ông Đ. ngại ngùng hỏi: “Thế tiền công cán thế nào? Bao giờ thì anh thanh toán?”. S. vẫn lạnh lùng bảo: “Để tôi kiểm tra, xem xét đã. Nếu đúng là xương người chết vì sét đánh, tôi sẽ thanh toán đầy đủ. Ông cứ yên tâm”.
Thế nhưng, chờ dài cổ suốt 3 ngày mà không thấy S. đả động gì đến chuyện trả tiền công trộm mồ mả nên cả nhóm 4 người cùng đạp xe đến quán phở để đòi.
Vừa nhò mặt vào, S. đã mắng các ông xơi xơi, mặt hằm hằm tức tối: “Các ông làm ăn thế nào mà để thiếu mất cái xương bánh chè. Không có cái xương quan trọng nhất này, bộ xương coi như vứt đi. Tôi không thể thanh toán tiền cho các ông được”.
Lão S. vin vào cớ bộ xương của cô L. bị sét đánh thiếu xương bánh chè nên vùng vằng không thanh toán
Nghe vậy, cả 4 ông đều ớ người, mặt nghệt ra. Một lúc sau, ông D. mới lắp bắp hỏi: “Thế anh đã xem kỹ chưa?”.
Tay S. xẵng giọng: “Tôi tìm bới đến toét cả mắt ra đây này mà đâu có thấy. Mà tiện đây tôi cũng hỏi các ông, lúc đem xương lên, các ông có kiểm tra lại không? Ai là người trông nom, bảo quản bộ xương?”.
Sau này, mọi người mới hiểu, tay S. ma quái đặt ra câu hỏi đó nhằm gây mâu thuẫn trong nhóm, rằng ai đó đã trộm mất xương bánh chè, nên bộ xương không còn giá trị nữa. Kiểu như bộ xương hổ mà thiếu xương bánh chè thì coi như đổ đi.
Song lúc đó, mọi người chưa hiểu ý đồ thâm độc, nham hiểm của hắn nên ngay đêm hôm đó, cả nhóm lại mò ra nghĩa địa rồi thay nhau nhảy xuống mò mẫm trong quan tài lõng bõng nước tìm xương bánh chè.
Bì bõm tìm kiếm mãi cũng không lấy thêm được đốt xương nào, chỉ vớt được chiếc gương và cái lược.
Mọi người bực lắm. Biết là tay S. bày đặt ra trò thiếu xương bánh chè để quỵt tiền công nhưng họ không thể nghĩ ra cách nào đòi tiền hắn. Bởi S. là tên đồ tể nhưng cũng là tay giang hồ có số má nên không ai dám động đến hắn.
Vả lại, việc đào mồ phá mả, lấy trộm xương xưa nay là việc làm tày trời, luật pháp nghiêm cấm nên nhóm ông D. đành ngậm bồ hòn làm ngọt không dám kêu một tiếng, cũng chẳng dám hé lộ với ai. Bởi lộ ra thì đi tù cả lũ.
Kẻ vào tù chung thân, người chết bất đắc kỳ tử
Bẵng đi một thời gian, quay cuồng trong vòng lo toan của miếng cơm, manh áo, nỗi ấm ức vì bị tên S. lừa đảo, quỵt tiền rồi cũng nguôi ngoai trong lòng ông D.
Ông Đ., ông C., ông T. cũng chẳng quan tâm đến chuyện đòi nợ nữa. Nhưng có một sự việc kỳ lạ xảy ra khiến không chỉ 4 người đào mồ cuốc mả mà cả thành phố Điện Biên đều ngạc nhiên, sửng sốt.
Đó là, sau vụ đào trộm xương cô Vũ Thị L. bị sét đánh, S. bỗng nhiên phất lên như diều gặp gió.
Ngày đó, Điện Biên còn là tỉnh lỵ nghèo, nhà nào giàu lắm mới có nổi chiếc xe đạp Phượng Hoàng, chứ xe máy thì ngóng ra đường đỏ mắt cả ngày mới thấy 1-2 chiếc.
Thế nhưng, gã chủ quán phở S. liền một lúc mua tới 2 cái xe máy Simson. Hắn suốt ngày đèo vợ con diễu phố trước sự ngỡ ngàng, ghen tỵ, thèm khát của bà con khối phố.
Không ai hiểu vì sao một gã bán phở mà lại có nhiều tiền như thế. Ngay cả nhóm đào mộ cũng không ai biết rõ.
Người thì đồn thổi rằng, hắn đã mang bộ xương cô L. sang Lào bán được một khoản tiền lớn. Người thì bảo hắn dùng bộ xương làm bùa phép nên mới ăn nên làm ra, mới phất nhanh như vậy.
Cũng có tin đồn rằng, nhờ có xương bàn tay người bị sét đánh nên hắn mang thuốc phiện ở Lào về Việt Nam ung dung như chốn không người. Cứ đêm xuống, hắn chỉ việc để xương bàn tay, xem quay hướng nào thì cứ hướng đó mà đi. Dù gùi cả tải thuốc phiện cũng chẳng có ai bắt.
Bí hiểm, kinh ngạc, sửng sốt hơn nữa khi bỗng một ngày đầu năm 1990, S., gã đồ tể, chủ quán phở ở chợ Điện Biên bỗng dưng trở thành giám đốc doanh nghiệp xây dựng.
Vứt bỏ xe máy Simson, hắn cưỡi ô tô. Công việc làm ăn, kinh doanh của S. lại càng phất tợn. Báo chí, truyền hình suốt ngày săn lùng hắn để phỏng vấn, tung hô hắn như một ông chủ doanh nghiệp tài ba, dám nghĩ, dám làm.
Nghe vậy, cả 4 ông đều ớ người, mặt nghệt ra. Một lúc sau, ông D. mới lắp bắp hỏi: “Thế anh đã xem kỹ chưa?”.
Tay S. xẵng giọng: “Tôi tìm bới đến toét cả mắt ra đây này mà đâu có thấy. Mà tiện đây tôi cũng hỏi các ông, lúc đem xương lên, các ông có kiểm tra lại không? Ai là người trông nom, bảo quản bộ xương?”.
Sau này, mọi người mới hiểu, tay S. ma quái đặt ra câu hỏi đó nhằm gây mâu thuẫn trong nhóm, rằng ai đó đã trộm mất xương bánh chè, nên bộ xương không còn giá trị nữa. Kiểu như bộ xương hổ mà thiếu xương bánh chè thì coi như đổ đi.
Song lúc đó, mọi người chưa hiểu ý đồ thâm độc, nham hiểm của hắn nên ngay đêm hôm đó, cả nhóm lại mò ra nghĩa địa rồi thay nhau nhảy xuống mò mẫm trong quan tài lõng bõng nước tìm xương bánh chè.
Bì bõm tìm kiếm mãi cũng không lấy thêm được đốt xương nào, chỉ vớt được chiếc gương và cái lược.
Mọi người bực lắm. Biết là tay S. bày đặt ra trò thiếu xương bánh chè để quỵt tiền công nhưng họ không thể nghĩ ra cách nào đòi tiền hắn. Bởi S. là tên đồ tể nhưng cũng là tay giang hồ có số má nên không ai dám động đến hắn.
Vả lại, việc đào mồ phá mả, lấy trộm xương xưa nay là việc làm tày trời, luật pháp nghiêm cấm nên nhóm ông D. đành ngậm bồ hòn làm ngọt không dám kêu một tiếng, cũng chẳng dám hé lộ với ai. Bởi lộ ra thì đi tù cả lũ.
Kẻ vào tù chung thân, người chết bất đắc kỳ tử
Bẵng đi một thời gian, quay cuồng trong vòng lo toan của miếng cơm, manh áo, nỗi ấm ức vì bị tên S. lừa đảo, quỵt tiền rồi cũng nguôi ngoai trong lòng ông D.
Ông Đ., ông C., ông T. cũng chẳng quan tâm đến chuyện đòi nợ nữa. Nhưng có một sự việc kỳ lạ xảy ra khiến không chỉ 4 người đào mồ cuốc mả mà cả thành phố Điện Biên đều ngạc nhiên, sửng sốt.
Đó là, sau vụ đào trộm xương cô Vũ Thị L. bị sét đánh, S. bỗng nhiên phất lên như diều gặp gió.
Ngày đó, Điện Biên còn là tỉnh lỵ nghèo, nhà nào giàu lắm mới có nổi chiếc xe đạp Phượng Hoàng, chứ xe máy thì ngóng ra đường đỏ mắt cả ngày mới thấy 1-2 chiếc.
Thế nhưng, gã chủ quán phở S. liền một lúc mua tới 2 cái xe máy Simson. Hắn suốt ngày đèo vợ con diễu phố trước sự ngỡ ngàng, ghen tỵ, thèm khát của bà con khối phố.
Không ai hiểu vì sao một gã bán phở mà lại có nhiều tiền như thế. Ngay cả nhóm đào mộ cũng không ai biết rõ.
Người thì đồn thổi rằng, hắn đã mang bộ xương cô L. sang Lào bán được một khoản tiền lớn. Người thì bảo hắn dùng bộ xương làm bùa phép nên mới ăn nên làm ra, mới phất nhanh như vậy.
Cũng có tin đồn rằng, nhờ có xương bàn tay người bị sét đánh nên hắn mang thuốc phiện ở Lào về Việt Nam ung dung như chốn không người. Cứ đêm xuống, hắn chỉ việc để xương bàn tay, xem quay hướng nào thì cứ hướng đó mà đi. Dù gùi cả tải thuốc phiện cũng chẳng có ai bắt.
Bí hiểm, kinh ngạc, sửng sốt hơn nữa khi bỗng một ngày đầu năm 1990, S., gã đồ tể, chủ quán phở ở chợ Điện Biên bỗng dưng trở thành giám đốc doanh nghiệp xây dựng.
Vứt bỏ xe máy Simson, hắn cưỡi ô tô. Công việc làm ăn, kinh doanh của S. lại càng phất tợn. Báo chí, truyền hình suốt ngày săn lùng hắn để phỏng vấn, tung hô hắn như một ông chủ doanh nghiệp tài ba, dám nghĩ, dám làm.
Theo ông D., người bị quả báo đầu tiên không phải là S. mà chính là ông C. trong nhóm đào mồ cuốc mả.
Thời điểm đó, không hiểu do quả báo hay vì ấm ức, tức bực do không đòi được tiền từ S. mà ông C. cứ nổi điên lên, đòi đem bộc phá cho nổ tung nhà và quán phở của S.
Khi đó, nhà ông C. nghèo quá. Miếng ăn chẳng có mà vợ đang bụng mang dạ chửa, sắp đẻ đứa con thứ 6. Đàn con nheo nhóc không có gì ăn. Tất cả trông chờ cả vào món tiền công lớn trong vụ đào mộ.
Ông uất ức cũng phải. Cuộc sống ông C. cứ khó khăn, chật vật mãi. Năm 49 tuổi, ông chết vì ung thư vòm họng, để lại người vợ và đàn con nheo nhóc. Thời gian sau, bà vợ ông C. cũng bị điện giật chết thảm.
Hôm đào mộ xong, cả nhóm kéo đến quán phở của S. để đòi tiền công mà không được, nghi ngờ ông Đ. đã nhận tiền S. trả mà không chia cho mọi người, định ăn tất nên ông D. đã kéo ông T. đến nhà ông Đ. hỏi cho ra nhẽ.
Thế nhưng qua nhà thì thấy ông Đ. ốm bẹp giường, không gượng dậy được. Ông Đ. bảo, sau hôm đào mộ, đêm nào cũng gặp ác mộng, không ngủ được.
Cứ nhắm mắt, ông lại thấy cô L. đứng ở đầu giường khóc lóc oán thán. Đáng sợ nhất là đêm nhận bao tải chứa hài cốt ở bãi tha ma do ông D. và ông C. chuyển ra.
Dù đã buộc rất kỹ nhưng không hiểu sao vừa ra khỏi nghĩa địa, hộp sọ của cô L. rơi ra ngoài, lăn lông lốc xuống ruộng. Tuy rất sợ đến toát mồ hôi hột nhưng ông Đ. vẫn nhảy xuống nhặt hộp sọ.
Mò mẫm thế nào lại bị con rắn cắn vào tay. Ông cứ lo suốt không biết có phải rắn độc cắn hay không? Sau này, ông Đ. bị tai biến, nằm liệt giường liệt chiếu. Ông T. cũng đoản mệnh, chết đột tử năm 46 tuổi.
Về phần ông D. cuộc đời cũng khốn đốn, liêu xiêu không kém. Vào năm 1989, hai năm sau khi đào trộm mộ, một hôm, lúc 12 giờ đêm, đúng giờ ông đụng cuốc đào mộ, ngôi nhà ông ở bỗng dưng bốc cháy đùng đùng.
May cả nhà chạy thoát kịp nên không ai chết nhưng mọi thứ cháy thành tro. Đến nay, ông vẫn không hiểu vì sao nhà mình lại cháy? Bởi lúc đó nửa đêm, gia đình đâu có nấu nướng gì mà đốt lửa?
Vợ chồng ông ăn ở hiền lành, đâu có gây thù chuốc oán với ai bao giờ mà có kẻ xấu muốn hãm hại? Quá kinh hãi, vợ chồng ông bán mảnh đất ấy, xây nhà ra chỗ khác.
Bao năm qua, vào ngày rằm mùng một hay lễ Tết, khi thắp hương gia tiên, vợ chồng ông D. đều khấn vái cô L. cầu mong cô đại xá tha cho tội đào mồ cuốc mả.
Ông bảo: “Chúng tôi cầu xin dễ đến cả ngàn lần rồi. Chẳng biết linh hồn cô L. linh thiêng có từ bi, hỉ xả mà xá tội cho chúng tôi hay không nữa?”.
Theo Tâm sự gia đình