Không gian chính của Đền Và |
- Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc;
- Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh.
- Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội
Đền được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1964. Đền có 18 đạo sắc phong của các đời vua.
Không gian tĩnh mịch của Đền Và |
Bia tại Nghi môn Đền Và |
Đền Và có các công trình chính: Nghi Môn, lầu Cô Chín, sân Long hoá, Gác Chuông, Gác Trống, Tả – Hữu mạc, Tiền Tế, Thượng Điện, Hậu Cung, Nhà kho, Nhà kiệu.
Nghi Môn Đền Và |
Hậu cung là nơi thờ Mẹ Đức Thánh Tản Viên, mà dân ta tôn thờ là Đức Quốc Mẫu. Trong hậu cung đặt một khám thờ bài vị của Tam vị Đức Thánh Tản gồm đức Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Thánh Cao Sơn và Thánh Quý Minh.
Toà ngoài của hậu cung có 4 pho tượng kích thước như người thật đứng nhìn vào nhau, tay cầm vũ khí và khoác áo bào đỏ gọi là "Tứ Thánh" trấn ở bốn cung quanh núi Ba Vì. Ngoài hiên nhà có hai pho tượng quan văn, quan võ ngồi hướng vào nhau.
Ban Cô Chín Thượng |
Các hạng mục công trình được sử dụng các loại vật liệu quý như gỗ lim, gạch đá ong, gạch Bát Tràng, ngói mũi ri. Nhiều linh vật quý được trang trí như: bộ tứ linh (long – ly – quy – phượng), tứ quý (tùng – cúc – trúc – mai), hoa sen, hoa lan; các bức trạm bong, trạm nổi cách điệu, thể hiện bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ, lòng thành kính của muôn triệu người Việt với các bậc Thánh nhân tiên tổ.
Lễ Hội Đền Và |
Theo truyền thuyết, đền Và là nơi nghỉ ngơi của Đức Thánh Tản Viên mỗi khi ngài đi tuần thú, du ngoạn.
Cá Trê mẹ trong ao cá trê tại xóm Cá Trê |