Bàn về nội dung '' diễn xướng '' trong nghi lễ hầu bóng
Một số bạn thắc mắc rằng : " Dạ, em có điều thắc mắc, băn khoăn mà không biết hỏi ai, nay nhờ các anh chị chỉ bảo giúp. Em thắc mắc là khi hầu giá Chúa Lâm Thao, hoặc Chúa Cà phê, mà em thấy họ cứ đeo kính đen và cúi rạp xuống. Thực sự là có thật là phải hầu thế ko ạ? Hay tại vì thấy một người hầu, rồi người khác lại hầu theo. Vì em cứ thấy đeo kính đen cứ sao sao ạ. Dạ, mong mọi người hoan hỉ ạ.''
Có bạn trả lời như sau : '' Tích chúa khi giáng phàm là người trần bị mù chứ khi các ngài đã hóa đã được tôn là Thánh rồi thì thông tri tam giới mù gì nữa. theo e ko nên đeo kính hầu. Chị cứ xem các thầy danh giá theo lề lối họ có đeo kính khi hầu đâu ''
hoặc như trong vấn hầu ông Hoàng Bảy có đoạn đồng nhân dùng trà , dùng thuốc , ngồi thưởng ca hoặc như trong giá hầu ông hoàng Mười thì có đoạn Ngài về cho chữ ....
Vậy lí do vì đâu trong vấn hầu lại có những nghi lễ như vậy ?
Người viết xin được chỉ ra vài nội dung như sau :
Các vị Thánh trong công đồng tứ phủ đa phần đều đã trải qua kiếp người và được người đời ghi nhận lại thông qua các '' Thánh tích '' .
Nghi lễ hầu đồng được diễn ra luôn đảm bảo được hai nội dung chính đó là '' diễn xướng '' và '' truyền đạt thiên ý '' .
Trong nội dung diễn xướng thì hình ảnh lúc sinh thời của các vị Thánh được tái hiện lại một cách sinh động , nên có thể hiểu trong trường hợp vấn hầu giá Chúa Lâm Thao hoặc chúa cà phê thì đồng nhân sẽ đeo kính đen ( giả mù ) và cúi rạp người ( lưng còng ) , phần này chính là phần mang tính chất '' diễn xướng '' biểu diễn , mô phỏng lại hình ảnh người xưa lúc sinh thời . Còn dĩ nhiên các đồng nhân phải hiểu rằng : sau khi mất , chúa bà đã tịnh tu và đạt quả vị Thánh thì những khổ nghiệp , tập khí của đời người hầu như đã được trừ dứt .
Cũng nhân đây , xin chia sẻ với các bạn sự hiểu về một điều hoài nghi thế này : '' Ngày nay , các đền phủ được dựng lên đều thờ đầy đủ '' công đồng tứ phủ '' nhưng tại sao chư vị luôn mong muốn chúng ta hành hương về chiêm bái tại chính cung thờ các Ngài ? ''
Có phải tại nơi ấy , các Ngài mới được mặc nhiên thể hiện quyền phép một cách đối đa theo kiểu '' nhà của mình ''
Sám hối lạy chư vị .
Cơ trời là vậy .
Sự diễn xướng lại hình ảnh các Ngài lúc sanh thời , hay sự dìu dắt chúng ta trở về nơi ghi dấu Thánh tích , để nhằm nhắc nhở chúng ta luôn khắc cốt ghi tâm mình một điều rằng " các Ngài đã từng sống , chiến đấu và cống hiến như vậy , để hôm nay và ngàn năm về sau , sau khi các Ngài mất đi , được người đời thờ phượng , cung kính thì các Ngài đã phải cho đi những gì ! '' Đây là một thông điệp , một lời răn dạy mà mỗi con nhang đệ tử chúng ta phải luôn ghi nhớ . Từ đó mà chuyển biến thành những việc làm thiết thực .
Đó mới chính là chúng ta đang hầu Thánh !
Nam mô a di đà phật !
Đệ tử Vạn Lợi kính ghi .