Phó chủ tịch hội nhà văn Việt Nam nói về tín ngưỡng thờ Mẫu

Chúng ta đang ở trong những ngày đầu xuân, vừa trải qua khoảng khắc của những ngày têt, khoảng khắc mà tất cả mọi người đều tụ về với nhau và giành tất cả tâm tưởng sâu nhất của mình với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, với lớp lớp những người việt đã sinh ra, lớn lên, xây dựng và bảo vệ mảnh đất này, rồi nằm xuống trên mảnh đất này như những người thiên cổ, đấy là những khoảng khắc mà tôi cho rằng nó tự nhiên, nó kết từ đời sống lâu năm rồi, không cần gọi ra bằng 1 danh từ nào cả, nhưng ở đó nó đã bao trùm sự thiêng liêng, sự lớn lao. Thời gian này chúng ta bắt đầu mở ra các lễ hội đầu năm, hướng tới những điều gì thiêng liêng làm lên dân tộc này, cho dân tộc này trường tồn, cho nên cái tin đó (unesco công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) là tin lớn. Lâu nay chúng ta, bao gồm cả những người quản lý văn hóa ở 1 cấp nào đó, vẫn chưa hiểu hết giá trị vô cùng lớn lao của việc thờ Mẫu. Có những người vẫn còn lưỡng lự không biết ở đó có phải là 1 thế giới tâm linh, 1 tín ngưỡng hay là 1 cái gì đó mê tín dị đoan không.

Qua trải nghiệm làm việc của tôi, tôi nhận ra là, unesco công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu nghĩa là thế giới đã nghiên cứu một cách kĩ lưỡng toàn bộ lịch sử cơ bản nhất về thờ Đạo Mẫu việt nam để khẳng định đó là 1 giá trị đại diện cho đời sống tâm linh văn hóa của con người việt nam, của nhân loại.

Ở đây, Đạo Mẫu có 1 sự đặc biệt vô cùng mà hình như chỉ có dân tộc Việt Nam mới có, việc unesco công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu giúp xác lập lại 1 lần nữa cái giá trị vĩnh hằng và vô cùng lớn lao của việc thờ Mẫu trong đời sống văn hóa Việt Nam. Lúc này, tất cả những người quản lý hay tham gia vào quản lý văn hóa, những người liên quan đến đời sống này bắt đầu phải ý thức lại, và tôi nghĩ rằng chúng ta phải có 1 chiến dịch tuyên truyền như chiến lược lớn để cho những người việt nam, kể từ những người quản lý văn hóa, quản lý kinh tế, xã hội, cho đến những người dân bình thường nhất phải thấu hiểu được đấy là cái gì, và tại sao 1 tổ chức lớn nhất của thế giới về văn hóa (unesco) lại có thể thừa nhận mà theo như báo chí nói là không cần phải có bất kỳ 1 lời tranh luận nào. Hồ sơ đưa ra phải chuẩn bị kĩ lưỡng là đương nhiên, nhưng bởi vì cái kì vĩ, cái lạ lùng lớn lao trong Đạo Mẫu của người việt này đã thuyết phục tất cả, và nó làm cho trái tim của tất cả những người liên quan đến việc xét duyệt này đều rung cảm, đều cảm nhận thấy mặc dù họ sống trong 1 nền văn hóa khác.

Câu chuyện này từ khi báo chí đưa tin thì trong trong gia đình, trong công sở, trong nhiều nơi, chúng tôi và mọi người đã bàn đến nó. Chúng ta mừng không phải vì chỉ 1 di sản của chúng ta được thừa nhận là 1 trong những di sản đại diện cho đời sống tâm linh của nhân loại, mà chúng ta nhận thấy rằng chúng ta có 1 di sản vô cùng quý báu và lớn lao mà không cẩn thận đôi khi chúng ta đã lãng quên hay chúng ta không hiểu hết, và tôi cho rằng quyết định này của unesco, sự nỗ lực của những người làm cho unesco công nhận và tất cả những người khác trong nỗ lực tuyên truyền, đóng góp 1 phần vô cùng lớn. Và ở đây nó đã báo hiệu sự thay đổi lớn, thay đổi nền tảng trong văn hóa nhận thức của con người. Nếu không có văn hóa chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi những điều tệ hại xấu xa hay kìm hãm khác. 

Có 1 điều kì lạ nhất mà trước kia chúng tôi đã từng nói chuyện với các nhà văn hóa nước ngoài về Đạo Mẫu rằng, ở đây, những người mà chúng ta thờ như 1 vị thần chính là những người phụ nữ. Họ hỏi tôi thế bắt nguồn từ đâu tại sao lại là những người phụ nữ thì điều này không phải là điều lý giải đơn giản chút nào. Ở đó, vị trí của người phụ nữ trong xa xưa của người việt chiếm 1 vị trí vô cùng hệ trọng, những người đàn ông việt nam phải ra mặt trận, bảo vệ tổ quốc, còn tất cả việc dạy dỗ con cái, xây dựng nhà cửa, chính là của những người phụ nữ, và những người phụ nữ ở đây ảnh hưởng đến đời sống, đến tạo dựng nhân cách, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa của các thế hệ người. Những người phụ nữ mà chúng ta gọi đơn giản là bà là mẹ là chị hay vợ chúng ta có 1 vị trí vô cùng hệ trọng. Có thể chăng 1 lí do từ cuộc sống cụ thể đó. Và tôi nói đùa nhưng rất thật với các nhà nghiên cứu văn hóa văn học của các nước phương tây rằng, ở nước các anh, nhân quyền, nữ quyền rất ghê gớm nhưng các anh phải hiểu rằng, từ khi bắt đầu có Đạo Mẫu, nhân quyền đã được thể hiện tột đỉnh trên đát nước này. Chưa bao giờ trong 1 xã hội phong kiến như chúng ta lại có thể đặt người phụ nữ lên 1 vị trí cực kì cao và lớn đến như vậy đều rung cảm, đều cảm nhận thấy mặc dù họ sống trong 1 nền văn hóa khác"
[...]
Trên đây là trích lời của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt nam-Phó tổng thư ký thứ nhất Hội nhà văn Á Phi và Mỹ latinh trong 1 phóng sự về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Mời mọi người vào youtube xem hết phóng sự để cùng lắng nghe và suy ngẫm, nhất là những ai còn đang lưỡng lự trên con đường đến với Đạo Mẫu

Post Labels