Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, trăm ông trăm phép, nghìn bà nghìn quyền... nhưng hiển nhiên ai có trí tuệ, có khả năng phân tích, biết phân biệt đúng sai thì chắc hẳn Sẽ tìm thấy đường tu... để không còn chỗ cho những đồng thầy kinh không rành một chữ, khấn chưa tỏ một câu.
Ngày nay, việc khai đàn mở phủ, xuất thủ trình đồng chẳng hiếm gặp trong các đền, phủ điện đài trên dải đất hình chữ S, bởi giá trị văn hóa đa dạng và rất đặc trưng của Hầu Đồng đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam.
Cũng chính từ nhu cầu cơ bản ấy, mà ngày nay tân đồng đã lắm mà đồng thầy thì quá nhiều... người người đua nhau ra đồng và nhà nhà đua nhau làm thầy.
Chỉ cần sau lần đầu tiên khoác lên mình chiếc áo bản mệnh ấy, được lắc lư trong cung đàn, tiếng hát cùng tiếng trống dập dồn ấy thì dường như trong tâm trí của rất nhiều người, họ "hiển nhiên" là con nhà thánh, và đang tiến rất gần đến công việc là một đồng thầy (?!!!).
"Ba năm thử lính - chín năm thử đồng" thời gian ấy được các cụ quy ước nhằm rèn rũa cho đồng được yên căn yên mệnh, được học đủ chữ được tích đủ duyên để đứng vững, ngồi bền, đủ tài đủ đức mà sang khăn sẻ áo cho đồng...
Nhưng ngày nay thời buổi kinh tế thị trường: Đi chúng ta có tàu siêu tốc, cuộc sống chúng ta có những công nghệ siêu nhanh... nên các quãng đường từ tân đồng mở phủ lên Đồng thầy cũng trở nên siêu ngắn.
Có người chỉ cần tạ bách nhật thôi cũng đã đủ sắc, ấn, lệnh để mở phủ cho đồng, đã lên đến đồng thầy quyền uy và được bao người trọng vọng. Có người tuổi đời chưa đến ba mươi, tuổi đạo kêu chưa tròn vành rõ chữ cũng đã làm thầy...
Ấy là cái lý lẽ có cung, ắt có cầu... có bán ắt có người mua.
TU ĐỒNG
Nhiều người trong chúng ta chỉ nghe thấy từ RA ĐỒNG, chứ hiển nhiên ít khi nghe thấy ai nói đến TU ĐỒNG.
Bởi có người được sinh không được dưỡng, có đẻ không nuôi... vậy nên lớp lớp tân đồng về sau chỉ biết lên sập và tung tiền, hiển nhiên không hiểu về lề lối, chẳng rành rọt phép tắc...
Đã mấy ai ra đồng là tự sửa mình, cải tà quy chánh, cải ác làm lành... khởi việc thiện từ tâm, nghĩ việc lành, nói lời lợi lạc...
Đã mấy ai lấy cái thân của kiếp người làm điều thiện nguyện, lấy việc nghĩa của bề trên mà soi xét thân mình...
Đã mấy rèn tâm, sửa ý... nghĩ việc mình làm là xây đạo cứu đời????
Chỉ biết rằng:
Thời này các đồng ra nhanh quá, các đồng học nhanh quá, mà đường tu của các đồng ngắn quá....
Tu nhưng tâm không sửa còn tham, si ái dục... Tu nhưng thân không sạch còn sân hận, ghét thương.
Tu nhưng ý không lành còn chia bè kết phái.
Tu nhưng khẩu không yên còn chửi kẻ, dọa người.
Thế Mới Nghĩ:
Thời gian cho chúng ta tu, là thời gian cho chúng ta tự sửa, chúng ta học và rèn luyện bản thân... tự điều chỉnh hành vi, điều chỉnh thân, tâm, khẩu, ý.
Sai chúng ta sửa, lệch chúng ta kê... nhưng hiển nhiên khi chúng ta đi đúng đường thì việc chúng ta làm phải là thiện nguyện!!!!
Nghĩ Lại:
Những tân đồng tuổi còn trẻ, đầu còn xanh, tuổi đời đôi giáp, tuổi đạo đôi trăng kia thì đã tu đủ chưa? Đã tích phúc đủ chưa? Đã học hỏi đủ chưa? Bản thân đã đứng vững ngồi bền, yên căn yên số chưa? Mà sao đã được gọi là nở cành xanh ngọn?
Liệu trứng rồng ấy có nở ra đồng.
Ra đồng là các đồng tử nương nhờ vào cái tâm, các đức, cái phúc, cái tài của thầy... mượn lời kêu tiếng khấn, để kêu thay lạy đỡ cho đồng!!!
Ăn mày Công Đức của thầy cũng từ đó mà ra.
Liệu tâm ấy, phúc ấy, Đức ấy, các đồng liệu có được nhờ!!!!
Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, trăm ông trăm phép, nghìn bà nghìn quyền... nhưng hiển nhiên ai có trí tuệ, có khả năng phân tích, biết phân biệt đúng sai thì chắc hẳn Sẽ tìm thấy đường tu... để không còn chỗ cho những đồng thầy kinh không rành một chữ, khấn chưa tỏ một câu.
Họa - Phúc là do chính chúng ta lựa chọn.
Vài lời chia sẻ ngắn ngủi không bày tỏ hết ý và là suy nghĩ bản thân, có đụng chạm đến ai Tự Minh Ân cũng xin được hoan hỷ ah!!!